Blog chia sẻ kiến thức tài chính
Bí quyết làm giàu bằng việc chăn nuôi Dúi
Bí quyết làm giàu bằng việc chăn nuôi Dúi

Bí quyết làm giàu bằng việc chăn nuôi Dúi

Phạm Thị Trung Hà

Tặng!

Chuột Dúi là loài động vật mang lại giá trị kinh tế cao cho con người, hơn nữa còn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tốn ít chi phí. Dúi được chế biến thành các món ăn như xào lăn, hấp hay rượu mận để sử dụng. Chúng có nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm và ngon. 

Việc lựa chọn một mô hình chăn nuôi Dúi hiệu quả bạn cần tìm hiểu về phương pháp chăm sóc để tối ưu hóa chi phí cũng như đảm bảo được cho sự phát triển của giống loài này. 

Bài viết dưới đây, mbhicollection.vn sẽ đem đến cho bạn phương thức cũng như cách chia sẻ về việc chăn nuôi Dúi làm sao để đạt được hiệu quả về kinh tế. 

Các giống Dúi hiện nay

Dúi được chia thành 3 họ với nhiều chi và loài. Dưới đây tôi sẽ giới thiệu đến 4 loài Dúi tiêu biểu thuộc họ Tông Dúi như sau: gồm dúi mốc lớn, dúi mốc nhỏ, dúi má đào hay là dúi má vàng và dúi nâu.

Dúi mốc lớn 

Dúi mốc lớn – Một loài chuột phổ biến ở khu vực Đông Nam Á

Loài Dúi này có kích thước trung bình với thân dài khoảng 256mm đến 350mm, đuôi của Dúi mốc lớn dài từ 100mm cho tới 124mm. Trọng lượng của chúng khoảng từ 0.5kg cho tới 0.8kg. Bộ lông của Dúi mốc lớn thì trọng lượng của nó dao động từ 0.5kg cho tới 0.8kg. Bộ lông của Dúi mốc lớn thì có màu mốc và đốm trắng trên đó, tai nhỏ, mắt bé. Chúng phân bổ chủ yếu tại các vùng miền Bắc của Việt Nam.

Dúi mốc nhỏ 

Dúi mốc nhỏ cùng tương tự như Dúi mốc lớn và chúng có thân hình, kích thước nhỏ, trọng lượng dưới 0.5kg. Dúi mốc nhỏ thì chúng có bộ lông có màu hơn mốc. 

Dúi má đào 

Dúi má đào được cho là loài lớn nhất có thân hình với chiều dài khoảng 40-50cm, có trọng lượng cơ thể từ 3kg cho tới 4kg, kích thước như thế có thể to cỡ một con cún nhỏ. Dúi má đào có trọng lượng khá lớn khoảng từ 2kg cho tới 3kg. Loài này có bộ lông có màu sắc khác với loài Dúi mốc lớn và nhỏ, thân của chúng có màu xám đen, đặc biệt có loài có 2 bên má màu nâu dễ phân biệt. 

Dúi má đào hay còn gọi là dúi má vàng (dúi Lào)

Dúi má đào hay còn gọi là dúi má vàng (dúi Lào)

Dúi nâu

Các nhóm Dúi trong phức hợp thuộc loài này thì được ghi nhận được tại độ cao từ sát mực nước biển lên tới khoảng chừng 4.000m phía trên mực nước biển. Loài Dúi nâu này nếu không biết cách chăm sóc thì rất khó nuôi, ít người kinh doanh lựa chọn loài này để nuôi với quy mô lớn.    

Dúi nâu một loài chuột thường được thấy phổ biến từ khu vực miền đông Nepal

Dúi nâu một loài chuột thường được thấy phổ biến từ khu vực miền đông Nepal

Chi phí để nuôi Dúi là bao nhiêu?

Số vốn để bắt đầu mô hình chăn nuôi Dúi chỉ cần khoảng 15 đến 20 triệu. Chi phí chăn nuôi từ 15 – 18 triệu, trong khi chi phí xây dựng chuồng trại chỉ trên dưới 1 triệu. 

Giống Dúi giá bao nhiêu?

Ngày nay, có nhiều giống Dúi khác nhau như dúi mốc lớn, dúi mốc đại, dúi má đào…. Đối với giống bất kỳ sẽ có mức giá khác nhau. Với cặp Dúi giống con ít ngày tuổi sẽ có giá giao động khoảng 800.000 đồng/cặp trở lên.

Chi phí làm chuồng

Nếu mới bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi Dúi thì bạn chưa cần làm nhà cho Dúi mà chỉ cần tận dụng các không gian trống trong nhà, những góc trống trong chuồng nuôi những con vật khác để ghép các viên gạch lại thành các ô vuông là có thể chăn nuôi được, hơn nữa chi phí bỏ ra cũng chỉ cần vài triệu là đủ để làm các ô chuồng nuôi nhốt Dúi. Còn nếu muốn đầu tư nhà mới thì chi phí sẽ tùy vào diện tích mà bạn xây dựng, quy mô nhỏ thì chỉ cần từ 10 – 20 triệu.

Chi phí thức ăn

Thức ăn của Dúi có thể tận dụng nguồn thức ăn của gia đình như mía re, ngô hạt, khoai, sắn, cây chít,… Nếu nhà bạn có sẵn thì sẽ tiết kiệm được khoản này, còn nếu không có sẵn thì chỉ cần mất khoảng vài trăm nghìn là có thể cho Dúi tha hồ ăn trong nhiều tháng.  

Những lưu ý khi chăn nuôi Dúi làm giàu 

Độ tuổi sinh sản của Dúi là khi nào?

Mùa sinh sản của Dúi thông thường sẽ rơi vào khoảng tầm tháng 3 cho tới tầm tháng 8, và trong vòng 1 năm Dúi sinh được từ 2 đến 3 lứa, mỗi lứa khoảng tầm từ 2 đến 4 con. Và sau khi sinh con non đã ra đời và sinh sống với môi trường bên ngoài cho tới khi chúng được tầm 8 tháng tuổi đến 10 tháng tuổi thì Dúi có khả năng sinh sản và phát triển. 

Địa điểm để nuôi Dúi 

Nơi lý tưởng để nuôi dúi là trong một khu vực yên tĩnh, ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Chuồng để nuôi những loài này trong giai đoạn sinh sản, mỗi một ô như vậy cần rộng khoảng 50cm, với chiều dài là từ 0,8m cho đến 1m, bạn cần phải xây dựng thêm tường cao khoảng 70cm bên trong và tô xi măng hoặc lát gạch. Mỗi một ô sẽ để nuôi 1 con. Đối với những chuồng chăn nuôi Dúi với mục đích dùng cho việc thương phẩm thì mỗi một ô chuồng sẽ rộng khoảng từ 2,2m trở lên, tường xây cao khoảng từ 70cm trở lên. Trong chuồng chăn nuôi thì cần đặt các ống cống loại nhỏ hoặc các gốc cây để mà làm nơi trú ẩn cho dúi. Để phòng bệnh từ những loài Dúi này, thì chuồng trại cần phải được đảm bảo trong điều kiện khô ráo sạch sẽ, thoáng mát, tránh việc bị mưa nắng, nắng nóng, ánh sáng gắt và gió lùa.

Thức ăn cho Dúi là loại nào?

Dúi là loài động vật gặm nhấm, chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng phần lớn là rễ, củ (măng), các loại cây họ tre, nứa, trúc, mía, cỏ voi, củ quả và các loại cây ngũ cốc, sắn, khoai chúng cũng ăn một số loại rau xanh như rau muống, rau cần, cây bụi. Nuôi Dúi thương phẩm còn có thể bổ sung thêm thức ăn tinh bột, thức ăn động vật như côn trùng, ốc, giun đất, thức ăn bổ sung chất khoáng. Tuy nhiên, thức ăn cứng vẫn cần thiết trong khẩu phần ăn của Dúi, lượng thức ăn mềm chiếm ít hơn bởi theo một số nghiên cứu, nếu cho ăn quá nhiều thức ăn mềm thì Dúi sẽ bị tiêu chảy. 

Giai đoạn 1- 3 tháng tuổi

+ Nuôi sinh sản: Cho Dúi ăn tre cắt từ 4 đến 5 cm, mía 5cm, nên chọn cả loại củ nhỏ và cắt lát, các hoạt bắt từ 10-15 hạt.

+ Nuôi thương phẩm: tre cho hết rồi lại cho ăn tiếp, mía 7cm, dùng 1 trong 3 loại ngô khoai hoặc sắn, thêm 50% lượng thức ăn so với nuôi sinh sản.

Lưu ý: tre bằng ngón tay cái đặc 5cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.

Giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi

+ Nuôi sinh sản: tre cắt cho dúi ăn 6 – 7cm, mía cắt cho dúi ăn từ 6 – 8 cm; ngô, khoai và củ sắn chọn củ nhỏ cắt lát cho dúi ăn bắp 20 – 25 hạt.

+ Nuôi thương phẩm: tre cho dúi ăn hết rồi cho tiếp, mía cắt 10cm; dùng 1 trong 3 loại ngô khoai hoặc sắn, thêm 50% lượng thức ăn so với nuôi sinh sản.

Lưu ý: tre bằng ngón tay cái đặc 6 – 7 cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.

Giai đoạn trưởng thành

+ Nuôi sinh sản: tre cắt cho dúi ăn 7 – 8cm, mía cắt từ 8 – 10cm, một trong 3 loại ngô khoai sắn cắt củ nhỏ, hạt bắp từ 25 – 30 hạt.

+ Nuôi thương phẩm: tre cắt cho dúi ăn hết rồi lại cho, mía cắt cho dúi ăn từ 12cm, ngô, khoai và sắn (chỉ dùng 1 trong 3 loại) và thêm 50% lượng thức ăn so với nuôi sinh sản.

Lưu ý: Tre bằng ngón tay cái đặc 7 – 8cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.

Với khẩu phần ăn như nay Dúi sẽ được khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, từ đó có cơ hội để bạn đón nhận nhiều lợi ích hợp từ việc nuôi giống loài này. 

Xem thêm: 

Việc thực hiện mô hình chăn nuôi Dúi không hề khó nếu mọi người có kế hoạch và tìm hiểu kỹ về giống loài này. Hy vọng mbhicollection.vn đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích, từ đây hạch toán được cho mình chi phí để làm giàu bằng cách chăn nuôi Dúi.