Blog chia sẻ kiến thức tài chính
Chi phí chìm là gì? Cách giảm bớt chi phí chìm hiệu quả
Chi phí chìm là gì? Cách giảm bớt chi phí chìm hiệu quả

Chi phí chìm là gì? Cách giảm bớt chi phí chìm hiệu quả

Phạm Doãn Cương

Tặng!

Chi phí chìm là chi phí quen thuộc trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí đã xảy ra và dù bạn lựa chọn hay thực hiện quyết định hướng đi như thế nào ở hiện tại hoặc tương lai đều không thay đổi được. Vậy loại chi phí này có những đặc điểm như thế nào, có gì khác với chi phí cơ hội cũng như làm sao để có thể giảm bớt chi phí chìm hiệu quả nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm (sunk cost) là chi phí đã được thanh toán và dù bạn lựa chọn hay thực hiện quyết định hướng đi như thế nào ở hiện tại hoặc tương lai đều không thể thu hồi lại được. Chi phí chìm thuộc loại chi phí không kiểm soát được, đó là những chi phí mà nhà quản trị không thể dự đoán mức phát sinh của nó trong kỳ một cách chính xác.

Nói một cách dễ hiểu, đối với lĩnh vực kinh doanh chi phí chìm là mức chi phí gần như đã hoàn toàn bị mất hẳn sau khi đầu tư và tái đầu tư và không giúp ích cho việc hoàn vốn. 

Chi phí chìm trong hoạt động doanh nghiệp chính là những chi phí đã phát sinh do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Theo đó, dù lựa chọn bất kỳ phương án nào thì khoản chi phí này doanh nghiệp vẫn luôn phải chịu. Vì vậy, không nên xem xét đến chi phí chìm trong trường hợp lựa chọn các phương án khác nhau, nó không thích hợp cho việc đưa ra những quyết định.

Chi phí chìm là chi phí đã được thanh toán và không thể thu hồi lại

Chi phí chìm là chi phí đã được thanh toán và không thể thu hồi lại

Ví dụ: 

– Giả sử bạn chi 1,5 tỷ đồng kinh doanh homestay, tuy nhiên vì lựa chọn vị trí không thích hợp nên không có khách hàng, dẫn đến việc kinh doanh liên tục bị lỗ. Lúc này, bạn có 2 hướng giải quyết như sau:

  • Phương án 1: Cầm cự dù tốn tiền vận hành và không có doanh thu bù lại.
  • Phương án 2: Dừng đầu tư và để tiền cho việc khác.

1,5 tỷ đồng ở đây chính là chi phí chìm vì đây là khoản vốn mà bạn đã bỏ ra và không thể lấy lại được. Theo đó, sẽ có không ít người vì tiếc tiền mà lựa chọn phương án đầu tiên, tuy nhiên nếu hiểu bản chất của chi phí chìm và chấp nhận mình sai, bạn có thể chuyển sang việc tìm cơ hội mới.

– Hoặc giả sử bạn bỏ ra 180.000 đồng để mua một bộ đồ online, tuy nhiên khi nhận hàng bạn thấy bộ đồ đó hoàn toàn không giống hình mẫu và không phù hợp với bạn. Lúc này bạn có 2 lựa chọn:

  • Lựa chọn 1: Bạn sẽ vẫn cố mặc bộ đồ đó vì tiếc số tiền đã bỏ ra.
  • Lựa chọn 2: Bạn sẽ không mặc bộ đồ đó và bỏ luôn hoặc đem cho người khác.

100.000 đồng này là chi phí chìm và bạn sẽ không thể lấy lại được số tiền này dù bạn có chọn cách 1 hay cách 2 di nữa. Do đó, khi đưa ra các quyết định kinh doanh thì chi phí chìm sẽ không được tính toán vào.

Chi phí chìm có những đặc điểm như thế nào?

Có những đặc điểm của chi phí chìm mà bạn cần nắm rõ khi tìm hiểu về loại chi phí này như sau:

không nên xem xét đến chi phí chìm trong trường hợp lựa chọn các phương án khác nhau

– Chi phí chìm không thích hợp cho việc đưa ra quyết định bởi:

  • Chi phí chìm không có tính chênh lệch
  • Là chi phí đã phát sinh, đã được chi ra
  • Tất cả các loại chi phí rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm, do đó chi phí chìm là loại chi phí không thể tránh
  • Chi phí chìm luôn tồn tại dưới mọi phương án dù doanh nghiệp lựa chọn phương án nào đi nữa

– Chi phí chìm thuộc loại chi phí không kiểm soát được, đó là những chi phí mà nhà quản trị không thể dự đoán mức phát sinh của nó trong kỳ một cách chính xác hoặc có đủ thẩm quyền để ra quyết định về loại chi phí này.

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ bản chất, biết cách kiểm soát loại chi phí chìm nếu nắm rõ những đặc điểm của chi phí này. Đồng thời, khi quản lý doanh nghiệp, tài chính cũng sẽ dễ dàng có được những quyết định đúng đắn hơn. 

Bẫy chi phí chìm là gì?

Trong tiếng Anh, bẫy chi phí chìm là Sunk Cost Trap; còn được gọi là Ảo tưởng Concorde hay Concorde Fallacy.

Khi đưa ra quyết định, dù chi phí chìm không phải là yếu tố quan trọng và cần thiết để cân nhắc, tuy nhiên có nhiều nhà đầu tư vẫn xem xét đến. Bẫy chi phí chìm chính là đề cập đến xu hướng thực hiện theo đuổi một hoạt động đến cùng một cách phi lý của các nhà đầu tư dù nó không đáp ứng mong đợi của họ. Có nghĩa là, các nhà đầu tư rơi vào bẫy chi phí chìm khi họ đưa ra quyết định dựa trên các hành vi trong quá khứ và mong muốn không bị mất thời gian hoặc tiền bạc mà họ đã đầu tư ngay cả khi biết việc từ bỏ phương án cũ sẽ có lợi hơn thì họ vẫn chần chừ trong việc cắt lỗ và đưa ra quyết định tốt hơn cho tương lai. Hiện tượng này gọi là bẫy chi phí chìm.

Hiện tượng bẫy chi phí chìm - Sunk Cost Trap

Hiện tượng bẫy chi phí chìm – Sunk Cost Trap

Có nhiều nhà đầu tư thậm chí không muốn thừa nhận, ngay cả với chính bản thân, rằng họ đã có một khoản đầu tư tồi. Có thể trong tiềm thức, họ coi việc thay đổi chiến lược chính là một sự thừa nhận thất bại. Do đó, để khiến quyết định ban đầu của họ có vẻ không lãng phí, có nhiều nhà đầu tư có xu hướng duy trì hoặc thậm chí đầu tư thêm vốn vào một khoản đầu tư “tồi”.

Ví dụ: nhà đầu tư S bỏ ra số vốn là 100 triệu để đầu tư vào cổ phiếu A. Tuy nhiên, sau một thời gian, giá trị của cổ phiếu này trên thị trường liên tục giảm và không có dấu hiệu sẽ tăng trở lại mặc dù thị trường chung và các cổ phiếu tương tự đã tăng giá trị trong năm. 

Tại thời điểm giá trị của khoản đầu tư chỉ còn 30 triệu, thay vì cắt lỗ và dùng số tiền 30 triệu còn lại đó để mua cổ phiếu khác có tiềm năng hơn thì nhà đầu tư S lại vì tiếc cho thời gian và số tiền mà mình đã bỏ ra nên quyết định tiếp tục nắm giữ cổ phiếu S. Một thời gian sau, những cổ phiếu đang nắm giữ trở nên vô giá trị, đến cuối cùng, thay vì có thể thu hồi lại 30 triệu tiền vốn.

Hay đã vì “lỡ mua vé” nên chúng ta chấp nhận bỏ 2 tiếng để xem hết một bộ phim dở tệ. Hoặc, chúng ta tiến tới hôn nhân dù biết rõ đối phương không phù hợp vì tiếc từng ấy năm hẹn hò.

Đây là những dấu hiệu của hiệu ứng chi phí chìm, có nghĩa là người ta sẽ có xu hướng sợ vứt bỏ điều đó vì đã đầu tư vào điều gì đó quá nhiều, ngay cả khi họ biết rõ việc từ bỏ sẽ có lợi hơn, theo giải thích của trang The Decision Lab.

Theo Christopher Olivola, trợ lý giáo sư Marketing tại Đại học Carnegie Mellon, Mỹ cho rằng, hiệu ứng này sẽ thúc đẩy bạn làm việc mình không muốn hoặc tệ hơn khi nó quá lớn và trở thành hiện tượng ngụy biện chi phí chìm (sunk cost fallacy).

Theo đó, sự cố chấp này sẽ cản trở bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Đôi khi, nếu sự việc kéo dài bạn sẽ tốn nhiều tiền của, thời gian,… hơn những gì mà bạn tưởng.

Nguyên nhân dẫn đến bẫy chi phí chìm là gì?

Theo một nghiên cứu của giáo sư tài chính Michael Weisbach, nguyên nhân gây ra chi phí chìm bao gồm:

Thứ nhất, nhà đầu tư thường có xu hướng dựa vào hành vi trong quá khứ để đưa ra quyết định mà bỏ qua các thông tin phản hồi tiêu cực. Bên cạnh đó, mặc dù đang thua lỗ họ vẫn muốn kiên trì với dự án vì họ cảm thấy tiếc nuối cho thời gian và số tiền đã bỏ vào phương án đầu tư cũ. Hiện tượng này còn được gọi là Ngụy biện chi phí chìm.

Thứ hai, nhà đầu tư kỳ vọng nhiều về lợi ích mà nó đem lại khi đầu tư, tuy nhiên kết quả thực tế lại không như mong đợi. Theo đó, để hợp lý hóa hành động, họ bất chấp thiệt hại về tiền bạc và cơ hội để duy trì hoạt động đầu tư. Dưới góc độ tâm lý học, hành động này trong tâm lý học được xem như một cơ hội để giải quyết những bất hòa trong nhận thức cá nhân và duy trì niềm tin vào quyết định ban đầu.

Thứ ba, tâm lý không bao giờ bỏ cuộc khiến cho nhà đầu tư tin tưởng rằng họ nhất định sẽ gặt hái được “quả ngọt” với sự kiên trì này của bản thân.

Cách giảm bớt chi phí chìm hiệu quả

Cách giảm bớt chi phí chìm

Nếu không được cân nhắc kỹ càng thì hầu hết các loại chi phí rủi ro đều có thể chuyển đổi thành chi phí chìm. Trong khi đó, khi đưa ra các quyết định thì chi phí chìm lại không thích hợp, luôn bị loại bỏ. Chính vì vậy, đối với nhà quản trị, hoạt động kinh doanh cần đảm bảo áp dụng tốt các biện pháp giảm bớt chi phí chìm sao cho hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

  • Trước khi đưa ra quyết định chi tiêu hay chọn một phương án bất kỳ thì cần phải cân nhắc, xem xét và lên kế hoạch chi phí cũng như các vấn đề có thể phát sinh. 
  • Đánh giá chi phí chìm bằng các biểu mẫu một cách thường xuyên, qua đó giúp các doanh nghiệp có thể xác định được chi phí chìm từ đó có thể đưa ra hướng xử lý, giải quyết các vấn đề tốt hơn và nhanh chóng hơn, tránh được những quyết định từ chối. 
  • Để có thể kịp thời nhận diện và ngăn chặn sự phát triển của chi phí chìm cần thường xuyên giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, đây chính là cách mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện. 
  • Việc giám sát thường xuyên chi phí chìm sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức được sự ảnh hưởng đối với những quyết định liên quan khác của chi phí chìm. 

Tóm lại, các nhà quản trị cần nắm rõ về chi phí chìm để có thể có hướng xử lý và cắt giảm những khoản chi phí này.

So sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội

Chi phí chìm và chi phí cơ hội là 2 loại phí quen thuộc trong hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, về cơ bản 2 loại phí này đều có những điểm khác biệt nhau như sau:

Tiêu chí so sánhChi phí chìmChi phí cơ hội
Phân loạiLà chi phí kế toán, có thể được ghi nhận trên sổ sách như chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí thuê thiết bị sản xuất,..Không phải chi phí kế toán
Cách thức ghi nhậnBất kỳ một khoản mục chi phí nào phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trên các sổ sách kế toán nên có thể kiểm chứng được Bị che dấu, không được thể hiện trong các khoản chi phí kế toán, sổ sách của doanh nghiệp
Mức độ ảnh hưởng đến quyết định đầu tưTrong quá trình xem xét các quyết định đầu tư, chi phí chìm dễ dàng bị loại bỏ bởi đây là chi phí trong quá khứ và không thể thu hồi lạiĐược xem xét đến mỗi khi doanh nghiệp lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư
Cách thức đo lườngĐo lường chi phí trong lịch sử, hay chi phí đã trả trong thực tếĐo lường dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua

chi phí kinh tế đo lường chi phí cơ hội, hoặc chi phí dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua

Ứng dụng thực tiễnMặc dù đây là chi phí có thật nhưng không được tính đến mà cần được loại bỏ ra khi tính toán hiệu quả của doanh nghiệp. Được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về chi phí chìm là gì, đặc điểm và cách giảm bớt chi phí chìm cũng như so sánh sự khác nhau giữa chi phí chìm và chi phí cơ hội mà bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng qua nội dung bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc quan tâm trang bị thêm được những kiến thức hữu ích từ đó có thể hình dung được về chi phí chìm và có cách kiểm soát hiệu quả nhất.