Blog chia sẻ kiến thức tài chính
Có nên mua cổ phiếu của ngân hàng Vietcombank không?
Có nên mua cổ phiếu của ngân hàng Vietcombank không?

Có nên mua cổ phiếu của ngân hàng Vietcombank không?

Vũ Thị Hải Phượng

Tặng!

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Hiện tại tổng tài sản của Vietcombank ghi nhận được là trên 1.300.000 tỷ đồng, hệ sinh thái của ngân hàng hiện tại có 20.115 nhân viên, ngân hàng hiện có 600 chi nhánh/phòng giao dịch, văn phòng đại diện trên toàn quốc cũng như cả ở nước ngoài. 

Sở hữu nguồn sinh thái công nghệ dồi dào cùng cơ sở hạ tầng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ công nghệ như VCB Digibank, VCB Pay, VCB – iB@nking, VCB CashUp… đã thu hút được đông đảo khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. 

Mã cổ phiếu của Vietcombank 

Ngày 31/12/2008, ngân hàng Vietcombank đã có thông báo về việc niêm yết cổ phiếu với mã VCB trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết 112.285.426 cổ phiếu chiếm. 

Trong lượt giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu của cổ phiếu là 50.000 đồng/cổ phiếu, con số này gấp 5 lần mệnh giá và được giao động trong biên độ +/- 20%. Hiện nay ngân hàng này có quy mô lợi nhuận cao nhất Việt Nam, có hiệu suất sinh lời cao, với tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân hàng năm khoảng 20%. 6 tháng qua, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 2.450 tỷ đồng, đạt gần 75% kế hoạch năm.

Và tại thời điểm viết bài giá cổ phiếu VCB ghi nhận được là 98.200 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch trong ngày là 1.184.200. 

Tình hình cổ phiếu VCB được cập nhật ngày 8/11/2021
Tình hình cổ phiếu VCB được cập nhật 12/2024

Tình hình kinh doanh khả quan của VCB

Vietcombank (VCB) tiếp tục duy trì tình hình kinh doanh khả quan trong năm 2024, thể hiện qua các yếu tố sau:

1. Tăng trưởng lợi nhuận ổn định

  • Lợi nhuận trước thuế năm 2023 ước đạt hơn 41,200 tỷ VNĐ, tăng khoảng 10.2% so với năm 2022.
  • Tỷ lệ ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đạt trên 18%, một con số rất cao trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn tốt​Investing.com Việt NamTopi.

2. Vị thế dẫn đầu ngành ngân hàng

  • Vietcombank có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nằm trong nhóm ngân hàng đại diện tiêu biểu (proxy bank) của khu vực.
  • VCB luôn thu hút dòng vốn ngoại, với khối lượng giao dịch cao và mức room ngoại sẵn có​Investing.com Việt Namtcct.

3. Định giá hấp dẫn

  • Hiện cổ phiếu VCB giao dịch ở mức 2.5x giá trị sổ sách (P/B), thấp hơn mức trung bình 5 năm và các ngân hàng tương đồng trong khu vực như HDFC (Ấn Độ) hay BCA (Indonesia), thường giao dịch ở mức 4x - 5x P/B. Điều này tạo tiềm năng tăng giá khi dòng tiền đầu tư ngoại quay trở lại​tcct.

4. Lợi thế từ môi trường kinh tế

  • Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024, với các yếu tố hỗ trợ như nâng hạng thị trường và dòng vốn FDI gia tăng, giúp Vietcombank hưởng lợi trực tiếp.
  • Các mảng kinh doanh cốt lõi, đặc biệt là tín dụng và dịch vụ ngân hàng số, tiếp tục tăng trưởng tốt.

5. Dự báo triển vọng

Với định hướng tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ, Vietcombank được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững và cải thiện vị thế trong khu vực, đặc biệt khi thị trường chứng khoán Việt Nam nâng hạng lên nhóm "thị trường mới nổi".

Tóm lại, VCB đang giữ vững vị thế hàng đầu và hứa hẹn là điểm sáng trong danh mục đầu tư trung và dài hạn.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, dư nợ tín dụng của VCB tăng trưởng ấn tượng với con số đạt 936,3 nghìn tỷ (+ 11.5% so với đầu năm và 1.6% so với quý II/2021), đây là mức tăng trưởng khá cao so với quy mô ngành ngân hàng khi vẫn đang trong hoàn cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội vẫn đang liên tục diễn ra trong 9 tháng đầu năm qua. Hơn nữa mức tăng trưởng này đã vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra (10.5%). Khối khách hàng cho vay cá nhân (cho vay mua nhà) và khối doanh nghiệp SMEs vẫn đang là động lực để tăng trưởng chính.

Trong quý III/2021, tiền gửi của khách hàng tăng 5,4% so với quý trước và tăng 7,4% so với đầu năm). Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc kinh doanh trở nên rủi ro hơn. Việc này đã giúp một lượng tiền lớn từ nền kinh tế đã rút về kênh gửi tiết kiệm. Số lượng tiền gửi của khách hàng cuối 3 quý 2021 đã vượt mức dự phòng cho cả năm nay đạt mức 1,108,5 nghìn tỷ đồng (+74% so với đầu năm và vượt mức 7% theo kế hoạch 2021).

Kết quả kinh doanh trong quý III/2021 khả quan, với thu nhập lãi thuần tăng 19,5% yoy đạt 10,428 tỷ đồng. Điều này thể hiện một phần tác động vào NIM cho việc hỗ trợ khách hàng là ít hơn so với các ngân hàng khác. Trong 9 tháng đầu năm 2021, NIM bình quân đạt 3.3% cùng với đó khả năng cao sẽ duy trì ở mức này cho cả năm 2021. 

Lợi nhuận vẫn cao trong bối cảnh tăng mạnh về trích lập dự phòng nhằm duy trì chất lượng tài sản. Cụ thể, VCB đã hoàn thành 77.2% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 đạt 19,311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. VCB đã trích lập lớn 8,013 tỷ đồng, tăng 32.8% yoy. Tỷ lệ nợ xấu của VCB có thể đạt 1.20% cuối 2021, cùng với đó tỷ lệ LLR của ngân hàng sẽ giảm xuống còn 153,7%. Xu hướng trích lập dự phòng tăng mạnh trong cả năm 2022 và 2023. 

Xem thêm:

Có nên đầu tư vào cổ phiếu VCB

Vietcombank có mạng lưới tiềm năng phát triển dồi dào 

VCB là một ngân hàng nổi tiếng về mảng mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, hỗ trợ thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, sở hữu một hệ thống đại lý quan hệ trên 102 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. 

Về tín dụng, trong năm 2020 quy mô tín dụng tăng trưởng cao nhất trên toàn hệ thống với tỷ lệ tăng trưởng 14% và con số tuyệt đối hơn 100.000 tỷ, ngân hàng tập trung tăng trưởng mạnh vào tín dụng cho khách hàng bán lẻ, con số này tăng hơn 20% so với năm ngoái và tín dụng chủ yếu ở các phòng giao dịch, chi nhánh, địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh được dư nợ cho vay nhóm FDI, tăng 16% so với năm trước đấy 

Triển vọng khi đầu tư vào cổ phiếu Vietcombank
Triển vọng khi đầu tư vào cổ phiếu Vietcombank

Hiện tại cổ phiếu VCB có vốn hóa lớn nhất trên thị trường Việt Nam với khoảng 360.000 tỷ đồng. Theo kỳ họp thường niên Vietcombank đã được chính phủ chấp thuận việc tăng vốn, nếu đề án này được hoàn thành thì kỳ vọng đợt tăng vốn sẽ lên đến 50.000 tỷ. Và so với thị trường chứng khoán hiện tại chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 40.000 tỷ. Vậy điều này cho thấy vốn của Vietcombank sẽ là ngân hàng có mức vốn cao nhất.

Chiến lược lãnh đạo mới 

Theo thông tin ghi nhận từ phía ban lãnh đạo của Vietcombank đã có thay đổi lớn theo đó với những chính sách và phương hướng cho doanh nghiệp cũng đã có sự tăng trưởng thành công rõ rệt. Theo số liệu về lợi nhuận trước thuế năm 2014 VCB nằm ở vùng 5 6 nghìn tỷ tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự thay đổi rõ rệt và được ghi nhận là ngân hàng có sức tăng trưởng mạnh mẽ, cán mức lợi nhuận 1 tỷ đô. Và con số chính xác đó là 23.122 tỷ vào năm 2019. 

Trong năm 2021, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận là 23.500 tỷ đồng và mục tiêu trong những năm tới là đạt được lợi nhuận là 2 tỷ đô trong 5 năm tới. 

Tình hình tài chính của Vietcombank 

Về tốc độ tăng trưởng, ngân hàng Vietcombank có quy mô, tổng tài sản lớn tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng về dư nợ tín dụng trong những năm qua rất rốt, lý do một phần bởi đây là một ngân hàng quản lý tài sản chất lượng tốt với tỷ lệ nợ xấu thấp và trích lập dự phòng cao. Dựa vào đó ngân hàng có cơ sở để tăng quy mô phát triển. 

Trên những cơ sở và số liệu mà Vietcombank có được thì đây sẽ là bộ đệm tốt để ngân hàng tránh được rủi ro không may xảy ra trong danh mục tài sản của mình. Không những thế với quỹ dự phòng dồi dào sẽ là cơ sở để VCB có thể tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Vậy nên dựa trên góc nhìn chung về tính lâu dài và nếu nền kinh tế tăng trưởng đầy đều đặn thì một ngân hàng đi đầu như Vietcombank sẽ là điểm nhấn đáng để chúng ta ưu tiên đầu tư.

Những nội dung trên mbhicollection.vn đã chia sẻ bạn những thông tin về mã cổ phiếu VCB cũng như giải đáp câu hỏi “Có nên mua cổ phiếu của ngân hàng Vietcombank không”. Hy vọng ua bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cổ phiếu hữu ích.

Xem thêm: