Chỉ số YOY là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số YOY trong chứng khoán
Tặng!
Chỉ số YOY là gì?
YOY (Year Over Year) là một chỉ số dùng để so sánh kết quả tài chính trong cùng 1 khoảng thời gian. Trong chứng khoán, thông qua chỉ số YOY các nhà đầu tư sẽ nhận biết được tình hình hoạt động của công ty đó đang tăng trưởng hay có dấu hiệu đi xuống. YOY được áp dụng nhiều ở lĩnh vực chứng khoán, tài chính, kể cả kết quả của nền kinh tế hay tổ chức tại 1 thời điểm cũng có thể sử dụng được YOY.
Ví dụ: Trong quý II/2021, công ty S đưa ra báo cáo tài chính có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ Quý II/2020. Điều này cho thấy, so với chỉ số YOY trong quý II/2020 thì chỉ số YOY trong Quý II/2021 cao hơn.
Ý nghĩa của chỉ số YOY
YOY còn được gọi là chỉ số tăng trưởng, là chỉ số quan trọng trong những báo cáo tài chính. Giúp các nhà đầu tư có thêm dữ liệu về vấn đề kinh doanh của công ty/tổ chức, từ đó đưa ra quyết định có đầu tư vào chứng khoán của công ty/tổ chức đó hay không:
- Qua chỉ số YOY có thể đánh giá được tình hình kinh doanh ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng trưởng hay đi xuống.
- YOY giúp so sánh sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tại 2 khoảng thời gian: Giữa 2 quý cùng kỳ, giữa 2 năm, hoặc giữa các tháng với nhau.
- YOY sẽ đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty đó đang tốt hay xấu, qua đó xem xét được hiệu suất đầu tư của công ty, hướng đến phát triển bền vững.
Vì sao YOY cần phải được tính toán?
Doanh số, lợi nhuận và chỉ số tài chính là 3 yếu tố báo cáo mà chúng ta thường dựa vào để có thể nắm được tình hình thực tế của một tổ chức kinh tế. Theo chu kỳ mùa vụ kinh doanh 3 yếu tố này sẽ có sự thay đổi khác nhau. Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì sẽ có tính mùa vụ khác nhau.
Trong việc tính toán hiệu suất của một công ty, doanh nghiệp YOY có vai trò quan trọng. Vì tính toán YOY giúp cho công ty giảm tới mức tối đa sự ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
Ví dụ: Tính thời vụ được thể hiện khi mặt hàng quần áo ấm cần được bán vào mùa đông và không bán được vào mùa hè.
Vì vậy, nếu sử dụng kỹ thuật so sánh YOY thì ta phải so sánh tại hai thời điểm là mùa đông của hai năm chứ không thể so sánh kết quả giữa mùa đông và mùa hè.
Ưu điểm và nhược điểm khi tính chỉ số YOY
Ưu điểm:
- Để mang lại kết quả khách quan nhất khi so sánh chỉ số YOY thì chúng ta sẽ so sánh bỏ qua yếu tố thời vụ.
- Chỉ số YOY giúp rút ngắn quá trình phân tích và đưa ra kết quả cuối cùng một cách nhanh chóng.
- Việc tính toán chỉ số YOY rất đơn giản, không cần sử dụng công thức cụ thể nhưng có tính chính xác cao.
Nhược điểm:
- Nếu công ty có 1 khoảng thời gian tăng trưởng âm thì mọi kết quả YOY sẽ hoàn toàn vô nghĩa.
- Nếu tính kết quả YOY theo năm thì sẽ không nắm được các vấn đề rủi ro trong tháng.
- Vẫn còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin.
- Xu hướng quan sát chỉ trong 1 giai đoạn tính toán nhưng lại cung cấp quá nhiều ý nghĩa.
Cách tính chỉ số YOY chứng khoán
Việc tính YOY rất đơn giản, chỉ với 3 bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Lấy số liệu doanh thu năm nay – số liệu doanh thu năm ngoái trong cùng 1 thời điểm. Việc tính toán số liệu này giúp bạn thấy được sự chênh lệch của công ty đó.
- Bước 2: Tính tốc độ tăng trưởng = Chênh lệch lợi nhuận/Doanh thu năm ngoái.
- Bước 3: Lấy kết quả tính ở bước 2, quy đổi về dạng %. Đó chính là chỉ số YOY mà bạn cần tìm
Ví dụ: Doanh thu của Công ty S năm ngoái là 250 tỷ. Năm nay là 180 tỷ. Như vậy, chúng ta sẽ tính được chỉ số YOY theo 3 bước sau:
- Bước 1: Doanh thu của công ty năm nay so với năm ngoái = 250 – 180 = 70 tỷ đồng
- Bước 2: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu công ty năm nay so với năm ngoái là: 70/180 = 0,388
- Bước 3: Quy đổi về đơn vị % 0,388 = 38,8 %. Đây chính là chỉ số YOY của doanh thu công ty.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về chỉ số YOY là gì? Cũng như ý nghĩa và cách tính chỉ số YOY trong chứng khoán. Mbhicollection Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm sẽ trang bị được thêm những kiến thức hữu ích, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Tặng!