5C tín dụng là gì? Các thành phần của nguyên tắc trong 5C tín dụng
Tặng!
Trong quá trình vay vốn, mọi hồ sơ được duyệt vay cần phải trải qua các bước thẩm định tín dụng. Các tổ chức cấp tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính mặc dù có quy trình duyệt hồ sơ vay khác nhau thế nhưng các bước thẩm định đa phần sẽ dựa trên quy tắc 5C. Vậy mô hình 5C này là gì? Và tại sao chúng lại được các tổ chức tài chính áp dụng khi cá nhân, doanh nghiệp muốn vay tiền, thì bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho các bạn muốn tìm hiểu về quy tắc 5C trong thẩm định tín dụng
5C tín dụng là gì?
5C tín dụng trong tiếng Anh là Five Cs of Credit được hiểu là mô hình/nguyên tắc mà người cho vay sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay tiềm năng. Mô hình này được cân nhắc bởi 5 yếu tố của người vay và các điều kiện của khoản vay, đồng thời cố gắng ước tính nguy cơ vỡ nợ và tổn thất tài chính của người cho vay. Từ đó đưa ra quyết định vay vốn.
Trong đó 5C trong tín dụng là viết tắt bởi:
- Character (Uy tín, thái độ của người vay)
- Capacity (Năng lực của người vay)
- Capital (Vốn)
- Collateral (Tài sản đảm bảo)
- Conditions (Điều kiện khác).
Các thành phần của nguyên tắc 5C trong tín dụng
Character (Uy tín)
Người cho vay sẽ xem xét về độ uy tín, tính cách và mức độ tín nhiệm của người đi vay. Điều này nhằm đánh giá xem liệu người vay có trách nhiệm và sẵn sàng trả nợ đúng hạn hay không. Các tổ chức tín dụng, như ngân hàng, thường kiểm tra lịch sử tín dụng của người đi vay. và sự hợp tác trong quá khứ của bên vay thông qua báo cáo tín dụng cung cấp thông tin cho người cho vay, thông tin về các khoản vay trước đây, điểm tín dụng của khách hàng. Nếu lịch sử tín dụng của người đi vay càng tốt, xếp hạng tín dụng càng cao thì cơ hội chấp thuận đơn vay càng cao. Nếu một người đi vay đã từng mắc các khoản nợ xấu trong quá khứ, người cho vay sẽ e ngại hơn trong việc phê duyệt đơn đăng ký. Ngoài ra, đối với khách hàng cá nhân, nhà cung cấp tín dụng cũng sẽ xem xét các khía cạnh liên quan để đánh giá mức độ tín nhiệm, chẳng hạn như: Kinh nghiệm làm việc, đơn vị công tác, trình độ học vấn, hồ sơ vay vốn rõ ràng, minh bạch. Thường được liệt kê đầu tiên trong 5C, uy của người vay là một yếu tố, tiền đề để người cho vay được xem xét khi thẩm định tín dụng.
Capacity (Năng lực của người vay)
Đây là thành phần sẽ đo lường khả năng thanh toán của người đi vay dựa trên dòng tiền có sẵn của họ.
Bên cấp tín dụng sẽ được ước tính liệu người vay có khả năng nhận thêm một khoản nợ mới không, bằng cách so sánh giữa thu nhập người vay và các khoản phải trả định kỳ.
Hệ số nợ trên thu nhập (hay còn gọi là DTI) càng thấp, có thể chứng minh khả năng thanh toán của người vay càng cao. Thông thường các tổ chức cấp tín dụng sẽ có quy định về một mức giá an toàn riêng cho tỷ lệ nợ trên thu nhập khách hàng.
Cùng với đó, bên cho vay cũng cân nhắc về độ ổn định trong thu nhập của người vay.
Với những khách hàng vay là doanh nghiệp, tổ chức cấp tín dụng sẽ phân tích báo cáo tài chính, xem xét về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tính hiệu quả trong sử dụng nguồn tiền.
Capital (Vốn)
Cho dù đó là một khoản vay kinh doanh, một khoản thế chấp hoặc một khoản vay cho một số mục đích khác, một tổ chức cho vay sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi người đi vay có thể đóng rước một số vốn. Số tiền ký quỹ ban đầu này càng cao thì càng cho thấy mức độ nghiêm túc của người đi vay ngày càng cao. Với những khách hàng cá nhân thì người cho vay sẽ đánh giá về phần tiền thanh toán trước của các khoản vay như mua nhà, mua ô tô hay mua sắm lớn khác. Còn trường hợp nếu như để đầu tư thì người cho vay sẽ xem xét số vốn mà người đi vay đã bỏ vào hoạt động kinh doanh, như nguồn tiền tự có, hàng tồn kho, trang thiết bị.
Collateral (Tài sản đảm bảo)
Tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị mà khách hàng vay vốn dùng để thế chấp. Nó mang lại sự bảo đảm rằng người cho vay có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ khoản vay nếu người đi vay không có khả năng trả nợ. Với những khoản vay mua sắm tài sản đảm bảo cũng thường là đối tượng mà người ta vay tiền. Ví dụ, các khoản vay thế chấp được bảo đảm bằng ngôi nhà. Tài sản thế chấp được coi là ít rủi ro hơn đối với người cho vay. Do đó, các khoản vay này có lãi suất thấp hơn và các điều khoản tốt hơn so với các hình thức vay không có bảo đảm khác.
Conditions (Điều kiện khác)
Bên cạnh 4 yếu tố như vừa kể trên thì người cho vay nên xem xét những yếu tố khách của hồ sơ cho vay như: mục đích sử dụng của khoản vay, uy tín của người tham khảo được dẫn chiếu, khoảng thời gian người vay gắn bó công việc, tình trạng sức khỏe và những điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến việc người vay hoàn trả nợ.
Cùng với đó người cho vay còn đánh giá các yếu tố ngoại cảnh như ức khỏe tổng thể của nền kinh tế, xu hướng của ngành (trong trường hợp cho vay kinh doanh), các thay đổi về luật pháp, chính sách, và các điều kiện vĩ mô khác có liên quan.
Phân tích cụ thể trong 5c tín dụng
Dòng tiền
- Dòng tiền điều chỉnh cùng tiền mặt thực tế, dòng tiền trong quá khứ và tương lai
- Phân tích thu nhập lãi trước thuế và khấu hao (EBITDA): Thành tố cấu thành nên EBITDA, thu nhập quá khứ, chi phí phát sinh, xu hướng doanh thu và lợi nhuận gộp, xu hướng chi phí hoạt động, chi phí khấu hao trong tương quan với mua sắm tài sản dài hạn
- Phân tích hòa vốn
- Tỷ lệ Nợ/Thu nhập
- Tỷ lệ tiền mặt hiện có/Nợ (Debt Service Coverage – DSCR).
Năng lực trả nợ
- Hồ sơ lý lịch ban điều hành
- Hồ sơ lý lịch đội ngũ cán bộ chủ chốt
- Kế hoạch kinh doanh
- Phân tích năng lực kinh doanh và năng lực kỹ thuật.
Tài sản thế chấp
- Hệ số thanh khoản (không phải lượng tiền mặt): Ví dụ như hệ số thanh khoản của xe cộ là 75%
- Hồ sơ về tài sản: Xác định quyền sở hữu và giá trị tài sản.
Vốn chủ sở hữu
- Phân tích Bảng cân đối kế toán
- Phân tích tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu
- Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu.
Thái độ – tư cách khách hàng
- Báo cáo tín dụng
- Lịch sử trả nợ
- Lượng tài sản đã thế chấp
- Người bảo lãnh; người tham chiếu thông tin.
Xem thêm:
4 bước xác định kế hoạch đầu tư cần nắm rõ
4 cách tiết kiệm thời gian làm việc nhà hữu ích
Ý nghĩa của nguyên tắc 5C trong thẩm định tín dụng
Với việc áp dụng nguyên tắc trong tín dụng 5C trong việc thẩm định, bên cho vay như ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể đánh giá được sự tin cậy của người vay. Qua việc nhìn nhận và đánh giá các yếu tố trong 5C, người cho vay sẽ hiểu được toàn diện về tình hình tài chính của người vay, mức độ rủi ro của khoản vay, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Bên cạnh đó, người đi vay khi hiểu được nguyên tắc tín dụng 5C này, có thể tự đánh giá hồ sơ vay của mình. Qua đó, người vay có thể phát huy những điểm mạnh, cố gắng cải thiện những yếu tố mà mình còn thiếu, như:
- Lên kế hoạch tài chính cá nhân sao cho hợp lý, xem xét lại các khoản chi không cần thiết, nâng cao tỷ lệ tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi.
- Cố gắng hoàn tất các khoản vay hiện tại đúng hạn, hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn
- Cân nhắc về trả trước một phần tiền hoặc lý quỹ một số vốn khi vay, đưa ra những tài sản đảm bảo để tăng thêm độ uy tín, từ đó thương lượng về những điều kiện vay có lợi hơn,
- Sử dụng khoản vay có mục tiêu rõ ràng, lập ra kế hoạch trả nợ hợp lý.
Lời kết
Vậy trên đây là những thông tin xoay quanh về 5C trong tín dụng, đây là một mô hình mà các tổ chức tín dụng dùng để thẩm định hồ sơ vay. Mong rằng với những kiến thức chia sẻ trên bạn đọc sẽ hiểu thêm các quy tắc cũng như các thành phần mà trong tín dụng vay thường có. Nếu có điều thắc mắc xin hãy để lại bình luận bên dưới, Mbhicollection sẽ giải đáp và lắng nghe ý kiến.
Tặng!