Blog chia sẻ kiến thức tài chính
BV trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số BV
BV trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số BV

BV trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số BV

Phương Chi
Phương Chi

Tặng!

BV trong chứng khoán là gì?

Book Value - Giá trị sổ sách

Book Value – Giá trị sổ sách

BV (Book Value), nghĩa là giá trị sổ sách 

Chỉ số BV được hiểu là giá trị của một doanh nghiệp xét theo giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp (không bao gồm tài sản vô hình) ngoại trừ các khoản nợ phải trả. Nếu công ty bị phá sản, phải thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ thì cổ đông sẽ nhận được số tiền này. Giá trị BV được phản ánh trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tổng tài sản của Công ty Chứng khoán S là 120 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 60 tỷ đồng, thì giá trị sổ sách giá trị (BV) của công ty là 60 tỷ đồng. Nghĩa là, giá trị vốn chủ sở hữu hoặc giá trị ròng của doanh nghiệp sẽ là 60 tỷ đồng sau khi công ty đã bán hết tài sản của mình và thanh toán hết nợ.

Chỉ số BV trong chứng khoán còn được gọi là BVPS (Book Value per Share), nghĩa là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Đây là giá trị sổ sách của một cổ phiếu thể hiện cho tổng số tiền sẽ thu được khi thanh lý toàn bộ tài sản và đã trừ mọi các khoản nợ mà công ty phải thanh toán.

Chúng ta sẽ nhận được giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) khi giá trị sổ sách được chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Ý nghĩa của chỉ số BV

Trong chứng khoán, chỉ số BV có ý nghĩa rất quan trọng trong chứng khoán và là một yếu tố quan trọng cấu thành nên chỉ số P/B – chỉ số so sánh giá trị trên thị trường của một cổ phiếu so với giá trị sổ sách. Trong việc tính toán, định giá một cổ phiếu chỉ số BV này được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng.

Tuy nhiên, nhà đầu tư chứng khoán cần đặc biệt quan tâm một số hạn chế nhất của chỉ số BV chứng khoán sau đây: 

  • Trong chứng khoán giá trị sổ sách (BV) chỉ được báo cáo hàng quý hoặc hàng năm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ nắm được giá trị sổ sách của công ty đó và những thay đổi của chỉ số này, khi báo cáo tài chính của công ty chứng khoán được phát hành
  • Giá trị sổ sách có thể có sự điều chỉnh vì đây là chỉ số thuộc mục kế toán
  • Do không xem xét tác động thực tế của việc doanh nghiệp sử dụng máy móc, trang thiết bị làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó nên giá trị sổ sách (BV) không được đánh giá đầy đủ.

Cách tính chỉ số BV trong chứng khoán

Cách tính chỉ số BV

Cách tính chỉ số BV

Có thể dựa vào công thức sau đây để tính chỉ số BV chứng khoán:

BV = Vốn chủ sử hữu – Tài sản vô hình/Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Hoặc 

BV = Tổng tài sản -Tài sản vô hình – Nợ/Số lượng cổ phiếu phát hành

Trong đó:

  • Tài sản vô hình (Tài sản cố định vô hình) = Nguyên giá – Giá trị hao mòn luỹ kế
  • Nợ (Nợ phải trả) = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn

Từ công thức tính chỉ số BV trên đây trên, chúng ta có thể tính được chỉ số BVPS trong chứng khoán như sau:

BVPS = BV/Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Hoặc 

BVPS = BV/Số lượng cổ phiếu phát hành

Ví dụ: Theo ghi nhận trên báo cáo tài chính, công ty S có tổng giá trị tài sản là 350 tỷ VND, tổng nợ 200 tỷ VND và hiện có 2,5 triệu cổ phiếu của công ty đang phát hành như vậy giá trị sổ sách của công ty này được tính như sau:

BV = 350 tỷ đồng – 200 tỷ đồng = 50 tỷ đồng

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu = 50 tỷ đồng/2,5 triệu cổ phiếu = 20.000 VNĐ

Như vậy mỗi cổ phiếu mà công ty ABC đang phát hành có giá trị sổ sách là 20.000 VNĐ và sẽ được ghi rõ trên báo cáo tài chính.

Kết luận

Chỉ số BV khá hữu ích cho nhà đầu tư khi định giá cổ phiếu. Đây là chỉ số tài chính quan trọng. Mbhicollection hy vọng với những thông tin liên quan đến giá trị sổ sách (BV) được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc quan tâm có thêm hiểu biết về thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.