Blog chia sẻ kiến thức tài chính
25 tuổi nên tiết kiệm được bao nhiêu tiền là hợp lý?
25 tuổi nên tiết kiệm được bao nhiêu tiền để tương lai an tâm?

25 tuổi nên tiết kiệm được bao nhiêu tiền để tương lai an tâm?

Phạm Thị Trung Hà

Tặng!

Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm là phần thu nhập được giữ lại, chứ không chi cho tiêu dùng hiện tại. Mỗi người có thể tiết kiệm bằng tiền, bằng vàng,… với nhiều hình thức như có thể tự tiết kiệm tại nhà hoặc mang đến gửi ngân hàng để sinh lời hiệu quả.

Tiết kiệm là gì?
  • Theo đa số mọi người, gửi tiết kiệm là một kênh giữ tiền an toàn nhất hiện nay. 
  • Tiền được gửi tại ngân hàng để nhận các mức lãi suất vô cùng hấp dẫn. Tùy theo kỳ hạn gửi tiền, số tiền gửi, ngân hàng gửi mà mức lãi suất sẽ khác nhau. 
  • Tiết kiệm không chỉ đơn giản để phòng cho tương lai mà tiết kiệm là một phương thức để có thể kiếm tiền từ số tiền vốn có.

25 tuổi thì nên tiết kiệm được bao nhiêu tiền

Có những người 25 tuổi có nhà, có xe, có vợ, có con, không có tiền tiết kiệm.. Nhưng cũng có người 25 tuổi ở trọ, có tiền tiết kiệm thậm chí có người không có gì cả…

25 tuổi nên tiết kiệm được bao nhiêu

Vậy mới nói trải nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hoàn cảnh, thử thách, con đường và lựa chọn của mỗi người cũng thế. Những sự so sánh vô hình này sẽ khiến người ta cảm thấy vừa ngưỡng mộ vừa áp lực vô cùng.

Nên tiết kiệm được bao nhiêu tiền ở độ tuổi 25?

Một câu hỏi mà không biết đáp án nào mới chính xác. Nói chung, bạn hoàn toàn không thể nhìn vào độ tuổi của một người để phán đoán xem họ cần phải có bao nhiêu tiền. Bởi lẽ, bạn có thể có cơ duyên hoặc không, bạn có thể có may mắn hoặc không, bạn có thể cố gắng hoặc không, quá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Khi bạn 25 tuổi, bạn cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm là câu chuyện của bạn. Xã hội vốn không hề có tiêu chuẩn thống nhất nào hết. Nếu bạn không có tiền tiết kiệm, hãy cố gắng nhiều hơn một chút là được. Về cơ bản, những điều bạn trải qua cũng như nền tảng kinh tế giữa người với người không giống nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Chúng ta không ai giống ai hết. Điều công bằng duy nhất là chúng ta có quỹ thời gian như nhau, quyền lợi học tập như nhau và hoài bão kiếm tiền như nhau. Chỉ cần bạn vững tin thì số phận cũng có thể thay đổi. Cứ kiên trì đi, kiên trì đến lúc chân mỏi, giọng khàn, mắt mờ, như vậy, bạn sẽ có được nhiều hơn cả những gì bạn muốn. 

Lí do bạn mãi không tiết kiệm được tiền

Lí do bạn mãi không tiết kiệm được tiền

Tiêu xài không có kế hoạch

Tiêu xài tiền cũng cần có kế hoạch, thậm chí còn cần thiết như kế hoạch cuộc đời bạn vậy. Nếu không có kế hoạch bạn dễ dàng lâm vào tình huống xài quá số tiền bạn có được. Vậy nên hãy lên kế hoạch tiêu xài rõ ràng và chi tiết. Khi bạn làm được cho mình một kế hoạch xài tiền thì bạn hoàn toàn có thể cắt giảm, thậm chí hạn chế tối đa những chi phí không đáng có. Từ đó, bạn dễ dàng tiết kiệm thêm cho mình một khoản.

Không theo dõi chi tiêu cá nhân

Lý do bạn chẳng thể tiết kiệm cho mình khoản tiền nào chính vì việc xài tiền vô tội vạ. Bạn còn chẳng nhớ đã dùng hay chi tiêu cho việc gì mà đã hết tiền. Hãy thay đổi hành động của mình ngay. Tại sao bạn không lập một bản theo dõi chi tiêu cá nhân để tự đánh giá và đúc kết lại cho mình đã chi tiêu đúng và hợp lý chưa?

Dễ dàng thỏa hiệp mọi mong muốn

Sức hấp dẫn từ việc mua sắm online, những mong muốn trải nghiệm dịch vụ mới sản phẩm mới luôn khiến bạn tiêu tốn rất nhiều. Có nhiều giải pháp như thay vì đi trước đón đầu, bạn cũng có thể đợi sản phẩm mới hạ nhiệt, giá hợp lý hơn hoặc chọn các hình thức trải nghiệm miễn phí. Không thể dễ dàng thỏa hiệp những mong muốn nhất thời của bản thân để lại phải tốn thêm một khoản tiền mà đáng lý ra bạn đã có thể tiết kiệm khoản tiền đó. Hãy dừng ngay việc thỏa hiệp nha!

Chưa có ràng buộc trách nhiệm cá nhân

Hãy đặt trách nhiệm lên bản thân khi đã mong muốn có được một tài khoản tiết kiệm để thực hiện những mục tiêu của mình. Khi bị ràng buộc bạn sẽ có nhiều động lực để phấn đấu thực hiện hơn. Hãy hướng đến một món đồ giá trị mà bạn sẵn sàng từ bỏ những chi tiêu thông thường, ví dụ như nhà cửa, xe hơi,… Khi bạn hướng đến những món đồ thực tế đó, bạn sẽ có động lực tiết kiệm và dành dụm nhiều hơn.

Nên làm gì để bắt đầu tiết kiệm cho tương lai

Nên làm gì để bắt đầu tiết kiệm

Hiểu mối quan hệ của bản thân và tiền bạc

Tại sao bạn phải hiểu về mối quan hệ của bản thân và tiền bạc? Câu trả lời chính là khi bạn hiểu cốt lõi của vấn đề tiết kiệm ảnh hưởng đến tài chính của bạn như nào thì bạn mới có thể thực hiện được nó. 

Việc bạn là người có khuynh hướng tiêu xài hay là người thích tiết kiệm không quan trọng. Theo Gildea, mối quan hệ của mỗi người với tiền bạc bắt nguồn từ thời thơ ấu, bị tác động bởi cách ba mẹ bạn tiếp cận và nói về tài chính. Gildea cũng nói “Bạn cần hiểu cách mình nhìn nhận tiền bạc, những gì thúc đẩy bạn mua sắm và những thứ có thể kiềm chế quyết định tiêu tiền của mình”.

Khi bạn hiểu được mối quan hệ chặt chẽ của bản thân và tiền bạc. Bạn biết được bất cứ mục tiêu nào trong đời, từ chuyện đi du lịch khắp nơi, đến mua một căn hộ hoặc về hưu sớm đều cần có tiền hoặc rất nhiều tiền. Từ đó bạn biết mình đang lao động vì điều gì là một trong những cách giữ cho bạn luôn có động cơ làm việc và sự tập trung.

Đặt mục tiêu và lên ngân sác

Các khoản chi vụn vặt như tiền sửa chữa, mua một cốc cà phê hay chi phí phát sinh vào phút chót đều có thể khiến dòng tiền chảy ra khỏi túi bạn tăng lên. Vì thế hãy đặt mục tiêu và lên ngân sách chi tiêu cụ thể theo từng tháng, từng quý thậm chí từng năm.

Đặt mục tiêu và lên ngân sách còn giúp bạn những điều sau:

  • Ngân sách giúp bạn sắp xếp các hoạt động ưu tiên
  • Ngân sách còn giúp bạn ngừng chi tiêu quá mức
  • Ngân sách giúp bạn đạt được mục tiêu của mình
  • Ngân sách giúp bạn thoải mái chi tiêu trong một mức độ nhất định
  • Nhờ ngân sách bạn sẽ bớt lo về các khoản chi tiêu 
  • Ngăn chặn những mâu thuẫn về tiền bạc

Ghi ra chi tiêu của bản thân

Tiếp theo bạn cần tính toán chính xác khoản chi tiêu hằng tháng. Thử làm ngay phép tính sau: cộng tất cả các nguồn thu bạn có để tạo thành thu nhập cá nhân, sau đó trừ đi những gì bạn thường phải tiêu tiền. Nếu kết quả: 

  • Bạn có là một con số dương, bạn đã có một khoản tiền tiết kiệm. 
  • Ngược lại, đã đến lúc bạn cần cắt giảm chi tiêu.

Nếu bạn không thể nhớ hết mình đã mua những gì, cố gắng thay thế việc dùng tiền mặt bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để có danh sách tất cả các khoản chi. Nhưng phải lưu ý rằng mọi người thường có xu hướng tiêu xài nhiều tiền hơn khi quét thẻ. Nếu không thể nhớ nổi các khoản chi và cũng sợ lạm dụng quét thẻ bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại. Chi tiết về các ứng dụng quản lý chi tiêu hữu ích chúng ta sẽ tham khảo ở phần dưới nhé!

Bắt đầu tiết kiệm 20% tổng thu nhập

Tiết kiệm 20% tổng thu nhập

Tác giả quyển sách The Graduate’s Guide to Money- Tana Gildea cho hay khi nghĩ đến tiết kiệm, các bạn trẻ nên nhắm đến mức 20% thu nhập. Đây là con số lý tưởng bởi một nửa số này sẽ được dùng để lo cho các khoản chi bất ngờ, không mong muốn. Trong đó nửa còn lại để dành cho các mục tiêu dài hạn và thời gian về hưu.

Gildea còn được biết đến là chuyên gia tài chính lớn. Gildea từng nói: “Nếu bạn luôn luôn tiết kiệm được 20% tổng thu nhập, bạn đang có một nền tảng vững vàng cho việc đảm bảo tài chính cá nhân”. Tuy nhiên đây chỉ là 1 con số lý tưởng, bạn vẫn có thể linh động nếu 20% là quá sức đối với bạn. Bắt đầu tiết kiệm bằng một khoản nhỏ và tăng dần theo từng năm sẽ là giải pháp hữu ích dành cho bạn.

Đầu tư từ sớm

Ai cũng biết tuổi trẻ là khoảng thời gian tự do nhất của mỗi con người. Sau một thời gian đi làm, chi tiêu hợp lý, bạn bắt đầu tiết kiệm được một khoản tiền riêng. Tuy nhiên khoản tiền tiết kiệm này còn rất nhỏ so với những gì bạn mong muốn. Nếu chỉ tiết kiệm, đồng tiền sẽ ngày càng mất giá vì yếu tố lạm phát. Khi đó, bạn nên cân nhắc đến việc bắt đầu đầu tư ở một lĩnh vực tiềm năng.

Tuy không an toàn nhiều như tiết kiệm nhưng đầu tư lại đem đến hiệu quả sinh lời hấp dẫn. Nếu biết cách lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp và có chiến lược rõ ràng, đầu tư sẽ là cơ hội để bạn thu về lợi nhuận tối đa. Hơn nữa khi còn trẻ việc thử sức ở các lĩnh vực đầu tư còn giúp bạn có thêm kinh nghiệm sau này.

Bạn có quyền được sai và rút kinh nghiệm trong quá trình đầu tư nên đầu tư càng sớm sẽ:

  • Nhanh chóng tự do tài chính
  • Có vốn để kinh doanh riêng
  • Tận dụng sức mạnh lãi suất kép
  • Chuẩn bị tương lai cho con cái

Chăm sóc sức khỏe tốt

Điều này nhằm tránh cho bạn nguy cơ phải đến gặp bác sĩ khi bản thân vẫn còn trẻ, nhiều sức khỏe và không dư dả bao nhiêu. Không nên cắt giảm khoản tiền dành cho bảo hiểm y tế.

Bắt đầu tiết kiệm cho tuổi hưu

Vì sao nên bắt đầu suy nghĩ đến tiết kiệm cho tuổi nghỉ hưu dù bạn còn trẻ? Có thể, chuyện làm thêm 25 năm nữa trước khi nghỉ hưu là tốt, nhưng tiết kiệm ngay từ lúc này có lẽ hợp lý hơn. Hiện giờ bạn còn trẻ, khoản tiền tiết kiệm cũng có nhiều thời gian để tích lũy. Chỉ một ít tiền từ những năm 20 tuổi có thể đem đến cho bạn một khoản kha khá khi về hưu ở độ tuổi 60.

Xem thêm:

23 tuổi tiết kiệm bao nhiêu tiền là hợp lý?

Một số ứng dụng hữu ích để quản lý chi tiêu

Money Lover

Ứng dụng đầu tiên phải kể đến chính là Money Lover. Đây là ứng dụng đã đạt giải thưởng Nhân Tài Đất Việt.

Money Lover
  • Ứng dụng có giao diện vô cùng thân thiện và dễ dùng. 
  • Nó sẽ giúp bạn ghi chép và phân tích các khoản chi tiêu gia đình. 
  • Bên cạnh đó ứng dụng này còn giúp bạn thực hiện các mục chi tiêu tiết kiệm một cách chi tiết. 
  • Ngoài ra, ứng dụng này còn liên kết với ví điện tử và các ngân hàng trong nước giúp bạn thống kê tài chính một cách chính xác, thực tế và luôn cập nhật.
  • Tự động ghi lại các giao dịch khi người dùng tiến hành thanh toán tiện lợi bằng thẻ hay qua internet, các dịch vụ tiêu dùng. Chính nhờ tính năng “ví liên kết” tự động truy cập thông tin từ các tài khoản kết nối khác bao gồm hơn 10 ngân hàng trong nước và nhiều dịch vụ chi tiêu khác như CGV, Agoda, Zalora, Paypal…

Sổ thu chi Misa

Đây là phần mềm được phát triển bởi công ty Misa – công ty chuyên phát triển các phần mềm tài chính. 

Sổ thu chi Misa
  • Sổ thu chi Misa có giao diện hiện đại và thân thiện với người dùng.
  • Đạt được vị trí #1 trong các phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân. 
  • Hiện nay Ứng dụng này được hỗ trợ trên cả 2 nền tảng Android và IOS.
  • Ứng dụng này có khả năng giúp bạn phân tích tài chính hằng tháng, hằng quý, hằng năm. Bạn cũng có thể ghi nhanh các khoản thu chi, ghi chép những khoản nợ và mượn. 
  • Ngoài ra bạn sẽ nhận được các đánh giá về tài chính với các khoản thu chi nhiều nhất.

HomeBudget

Một trong những ứng dụng lập kế hoạch tài chính đa nền tảng xuất sắc nhất trong việc quản lý chi tiêu tiền bạc phải kể đến HomeBudget. 

HomeBudget
  • Người dùng có thể chụp và gắn hình ảnh các biên lai, hoá đơn đã chi tiêu, phân loại chi phí cố định.
  • HomeBudget cho phép thay đổi và tùy ý cài đặt để tự động tính toán thu nhập của bạn.
  • Sẽ có biểu đồ thể hiện riêng với mật khẩu bảo vệ để truy cập vào dữ liệu. 
  • Tính năng quan trọng của nó bao gồm một mục riêng được thiết kế để theo dõi chi phí, thu nhập, hóa đơn và số dư tài khoản ngân hàng của bạn. Tất cả sẽ được thể hiện bằng biểu đồ – đồ thị và có công cụ phân tích riêng.

Mint

Cuối cùng phải kể đến là ứng dụng Mint. Đây tiếp tục là một ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất và phổ biến nhất.

Mint
  • Mint đã thu hút được trên 10 triệu người sử dụng. 
  • Đây là một ứng dụng miễn phí thực hiện để giúp bạn chi tiêu thông minh và tiết kiệm hơn.
  • Nó cung cấp cho bạn những thông tin hiện có từ tất cả tài khoản, thẻ và các khoản đầu tư để theo dõi thu nhập của bạn.
  • Không những thế, Mint còn liên tục kiểm tra điểm số thẻ tín dụng, nhắc nhở hóa đơn. Từ đó đưa ra những lời khuyên cá nhân để giảm chi phí và tiết kiệm tiền. 
  • Mint cũng có thể tự động phân loại các giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng, tạo ra các biểu đồ và đồ thị để cho bạn thấy rõ nhất các khoản chi tiêu của mình. 
  • Đặc biệt, Mint còn có các tính năng thể hiện xu hướng chi tiêu giúp bạn theo dõi thẻ tín dụng, tiền mặt, chi tiêu, thu nhập, và giá trị ròng tăng hay giảm theo thời gian.

Kết luận

Hy vọng bài viết này mbhicollection giúp bạn có câu trả lời cho những gì bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn một ngày tốt lành!