Blog chia sẻ kiến thức tài chính
Bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền chi tiêu hiệu quả nhất
Bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền chi tiêu hiệu quả nhất

Bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền chi tiêu hiệu quả nhất

Vũ Thị Hải Phượng

Tặng!

Việc tiết kiệm chi tiêu là một việc được rất nhiều chuyên gia tài chính khuyên nên áp dụng trong hoàn cảnh hiện nay. Tiết kiệm chi tiêu không chỉ đảm bảo cuộc sống ổn định còn có thêm một khoản tích lũy cho tương lai. Nếu biết cách chi tiêu khôn ngoan, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá mỗi năm. Hãy cùng tìm hiểu về các cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

Tiết kiệm chi tiêu có mục đích

Đồng sáng lập công ty lập kế hoạch tài chính Facet Wealth Brent Weiss cho rằng: Mọi người thường mơ hồ với mục tiêu tiền bạc của mình. Tiết kiệm nhiều hơn hoặc chi tiêu ít hơn là những mục tiêu đáng khen. Nhưng bạn nên “tập trung vào những gì bạn đang cố gắng đạt được”.

Hãy đặt tên cho mục tiêu của mình, ước tính số tiền bạn cần và thời gian hoàn tất chúng. Đây chính là chìa khóa để duy trì quyết tâm cho chính bạn khi tâm lý của bạn bị dao động. Có mục tiêu là điều tuyệt vời và hơn hết là bạn thực sự biết tại sao đó là mục tiêu của mình và bạn sẽ đạt được điều đó như thế nào.

Lập ngân sách chi tiêu

Lập ngân sách chi tiêu

Lập ngân sách chi tiêu

Dù thu nhập của bạn thấp hay cao thì việc lập ngân sách là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho bạn quản lý chi tiêu một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu có kế hoạch.

Dưới đây là 2 phương pháp giúp bạn có ngân sách chi tiêu hợp lý:

Quy tắc lập ngân sách chi tiêu 50/20/30

Bạn có thể chia ngân sách chi tiêu như sau:

  • 50% thu nhập cho chi tiêu thiết yếu: thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
  • 20% cho các mục tiêu tiết kiệm hoặc trả nợ,..
  • 30% chi tiêu cho cá nhân: xem phim, du lịch,…

Tiết kiệm chi tiêu bằng phương pháp Kakeibo

Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm chi tiêu của mình bằng cách cách phân chia ngân sách theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Tổng thu nhập hàng tháng được chia vào 4 phong bì:

  • Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn…
  • Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…
  • Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…
  • Chi phí phát sinh: sửa xe, ốm đau…

Theo dõi chi tiêu của bạn

Theo dõi chi tiêu

Theo dõi chi tiêu

Điều quan trọng đầu tiên, nếu bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, bạn cần phải biết số tiền của bạn được dùng cho những việc gì.

Bạn có thể ghi chép chi tiêu vào cuốn sổ hoặc Excel để theo dõi. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số công cụ quản lý tài chính trực tuyến như Mint, You Need a Budget, hay Personal Capital… đây là những app giúp bạn theo dõi chi tiêu một cách hiệu quả.

Bà O’Connell cho biết: “Chúng ta có thể sử dụng chiến lược theo dõi chi tiêu để kiểm soát sự tiến bộ của chúng ta khi bắt đầu áp dụng những thói quen tài chính tích cực như tăng tiết kiệm và giảm nợ nần”.

Khi xem xét toàn bộ các khoản chi như vậy, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính hiện tại của mình và có thể biết được chính xác hiệu quả của các quyết định tài chính bạn đã đưa ra.

Tự nấu ăn

Nấu ăn tại nhà giúp bạn đảm bảo được sức khỏe do ăn uống được vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc tự nấu ăn còn giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí ăn uống hàng ngày. Đừng cho rằng chiến thuật này không quan trọng, hãy thử một tháng, bạn có thể sẽ bất ngờ với số tiền mình tiết kiệm được đấy.

Bạn có thể dậy sớm nấu cơm mỗi sáng, chuẩn bị đồ ăn tại nhà và mang theo. Ngoài tốt cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí, bạn còn có một bữa trưa tiết kiệm, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bản thân. 

Chống lại “sự cám dỗ” của bản thân

Nói không với sự cám dỗ

Nói không với sự cám dỗ

Chỉ cần một vài lần chi tiêu không có kế hoạch, bạn sẽ dễ dàng quay lại với bản năng tiêu tiền thiếu kiểm soát. Do đó, điều quan trọng là phải tránh xa việc lạm chi của chính bản thân.

Chuyên gia tài chính cá nhân, Stefanie O’Connell, cho biết: “Trước khi bạn muốn mua một thứ gì đó, hãy ‘tái hiện’ lại tình hình tài chính của mình bằng cách tự đặt ra những câu hỏi như ‘Tôi còn đủ tiền mua không?” hoặc “Khoản chi tiêu này sẽ giúp tôi đến gần hơn hay đẩy tôi ra xa hơn mục tiêu tài chính?”.

Hoặc bạn cũng có thể thỏa thuận với người bạn đời về việc cả hai phải cho nhau biết về bất kỳ chi tiêu từ một mức giá trị nhất định nào được đặt ra. Bằng những cách đó, bạn sẽ nỗ lực nhiều hơn khi muốn chi tiêu. Bù lại, bạn có thể chỉ thực sự làm những việc đáng giá hơn cho những thứ bạn cần.

Mua sắm thông minh

Trước khi đi mua sắm, nên lập danh sách những đồ mình cần để tối đa hóa hiệu quả chi tiêu và không mua sắm theo sở thích. Tham khảo, so sánh giá từ nhiều nguồn khác nhau để không bị rơi vào bẫy của các nhà bán lẻ khi họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi mà bạn không thực sự cần đến.

Có thể lựa chọn các sản phẩm với dung tích và khối lượng lớn nếu không gặp quá nhiều vấn đề về bảo quản. Nó thường có mức giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại với dung tích nhỏ khi chia theo đơn vị.

Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức

Chi phí ăn uống không vượt quá mức cho phép

Chi phí ăn uống không vượt quá mức cho phép

Nếu chi phí ăn uống của bạn đang vượt quá thu nhập thì cần phải điều chỉnh lại ngay. Có nhiều lý do dẫn đến ngân sách sụt giảm như: Bỏ đi lượng thức ăn dư thừa đáng kể, tiệc tùng, thường xuyên ăn ngoài,…

Để giảm thiểu được chi phí ăn uống, đảm bảo không ảnh hưởng đến những hoạt động khác. Hãy tham khảo và tập những thói quen sau: 

  • Tích trữ sẵn một số đồ ăn khô trong nhà (mì tôm, xúc xích…).
  • Có kế hoạch, lịch trình cụ thể cho các bữa ăn của gia đình.
  • Tới chợ đầu mối mua đồ ăn và tích trữ cho cả tuần.
  • Thống kê các khoản chi tiêu hàng tháng để cân đối lại.
  • Dành thời gian nấu ăn tại nhà thay vì ra nhà hàng.
  • Ngay sau khi lĩnh lương, hãy tiết kiệm và thanh toán các khoản phí bắt buộc.

Không bị “mê hoặc” bởi các chương trình khuyến mãi

Với bất cứ ai, những chương trình khuyến mại luôn có sức hút đặc biệt. Thế nhưng, đừng vì thấy rẻ mà mua sắm đầy những thứ không cần thiết, sau đó lại không hề sử dụng đến.

Một trong những cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình đó là có kế hoạch mua sắm khoa học. Cần suy nghĩ xem món đồ ấy có hợp với mình không, nó có công dụng gì…Nếu món đồ ấy có rẻ đến đâu nhưng bạn không sử dụng thì nó vẫn là một sự lãng phí.

Hạn chế vay mượn và sử dụng thẻ tín dụng

Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Ngừng việc chi tiêu cho nợ, cũng như thẻ tín dụng của bạn. Nếu có nhiều khoản nợ lẻ tẻ, bạn nên cố gắng trả cho khoản to nhất để giảm lãi suất đè nặng lên bạn.

Việc nợ tiền không chỉ khiến bạn bị áp lực mà còn ảnh hưởng tới các mục tiêu tài chính. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa việc vay mượn bạn bè, người thân nếu không thực sự cần thiết.

Ngoài ra, việc mua sắm bằng thẻ tín dụng cũng khiến bạn chi tiêu nhiều hơn 12% so với sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, dùng thẻ tín dụng còn khiến bạn phải chịu phí lãi suất, phí phạt nếu thanh toán không đúng thời hạn. 

Kết luận

Trên đây là 8 cách tiết kiệm chi tiêu mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp bạn tối ưu hóa cách chi tiêu để đảm bảo chất lượng cuộc sống và tích lũy cho tương lai.