Chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROA trong chứng khoán
Tặng!
Chỉ số ROA là gì?
ROA (viết tắt của cụm từ Return On Assets) là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp. Trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, chỉ số ROA được đánh giá là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng. Có chức năng đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của công ty, doanh nghiệp một cách chính xác.
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, ROA được xem là chỉ số vô cùng quan trọng. Để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình họ thường dựa vào chỉ số này. Qua đó, có thể xác định chính xác được phương pháp kinh doanh của công ty hiện tại có đi đúng hướng hay không, từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Công thức tính chỉ số ROA trong chứng khoán
Để có thể xác định chính xác được chỉ số ROA, có thể áp dụng công thức dưới đây:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản của doanh nghiệp * 100% |
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: Là số tiền mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ đi các khoản phí liên quan.
- Tài sản: Là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp dùng để kinh doanh (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn đi vay).
Ví dụ: Công ty S có số vốn sở hữu là 40 tỷ và lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) đạt 10 tỷ. Qua đó ta có thể tính được chỉ số ROA của công ty này như sau:
ROA = 10 / 40 * 100% = 25%
Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì? ROA bao nhiêu thì tốt?
Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể biết được chính xác số vốn ban đầu bỏ ra để đầu tư cũng như lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu thông qua chỉ số ROA. Chỉ số ROA càng cao thì khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả. Và đương nhiên những doanh nghiệp có chỉ số ROA cao sẽ luôn được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn, bởi doanh nghiệp có tỷ trọng nợ không quá cao sẽ tránh được nhiều rủi ro.
Thông thường, khi chỉ số ROA>7,5% và đi kèm ROE >15% sẽ được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải duy trì hoặc tăng trưởng ROA trong dài hạn (ít nhất 3 năm) thì đó mới là doanh nghiệp tốt, điều này cho thấy sức mạnh của doanh nghiệp ngày càng tăng.
Ngoài ra, điều mà bạn cũng cần quan tâm là chỉ số này trong mỗi nhóm ngành khác nhau. So sánh trong ngành và chọn doanh nghiệp có chỉ số ROA thuộc top sẽ chính xác hơn con số cụ thể.
Ví dụ: Ngân hàng là nhóm ngành có đòn bẩy tài chính cao, thì ROA > 2% đã được đánh giá là tốt.
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Hiện nay, còn rất nhiều người đang thắc mắc về mối quan hệ giữa hai chỉ số ROA và ROE là như thế nào? Và để hiểu mối liên hệ giữa ROE ROA là gì khi đánh giá các chỉ số này của doanh nghiệp. Chúng ta cùng xem qua công thức tính ROE. Cụ thể:
ROE = LNST/Vốn chủ sở hữu Như vậy, ROE / ROA = Tổng Tài Sản / Vốn chủ sở hữu = Hệ số đòn bẩy tài chính |
Đòn bẩy tài chính là hệ số cho thấy vốn chủ sở hữu là vốn đi vay hay là nợ. Qua đó, nhận biết được có thể là do doanh nghiệp đó đang sử dụng nợ vay để thúc đẩy các hoạt động sản xuất nếu hệ số đòn bẩy cao.
Lúc này, điều mà các nhà đầu tư cần làm là xem xét tỷ lệ ROE/ROA giảm dần theo các quý và các năm chứng tỏ khoản nợ vay được doanh nghiệp sử dụng đang tích cực. Có kế hoạch trả nợ hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro đầu tư cũng như có tiềm năng dài hạn.
Điều này đồng nghĩa rằng không phải cứ doanh nghiệp có chỉ số ROA cao là tốt, hãy chắc chắn rằng bạn đã xem xét vào tỷ trọng nợ của doanh nghiệp. Và đương nhiên một doanh nghiệp có sức khỏe tốt là doanh nghiệp tăng trưởng mà ít nợ.
Tóm lại, điều cần thiết để xem xét về hoạt động doanh nghiệp và lựa chọn cổ phiếu chính là việc kết hợp các yếu tố khác nhau. Đặc biệt là mối quan hệ giữa 2 chỉ số ROE ROA.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về chỉ số ROA là gì? Cũng như ý nghĩa và cách tính chỉ số ROA trong chứng khoán. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm sẽ trang bị được thêm những kiến thức hữu ích, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Tặng!