Bảo lãnh đối ứng là gì? Một số câu hỏi liên quan đến bảo lãnh đối ứng
Tặng!
Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay ngày càng tăng, việc này đòi hỏi các ngân hàng cung cấp các dịch vụ để đảm bảo hỗ trợ khách hàng về vấn đề tài chính. Và một trong những dịch vụ được khách hàng tìm hiểu nhiều nhất đó là bảo lãnh đối ứng. Vậy bảo lãnh đối ứng là gì? Quyền và nghĩa vụ của bảo lãnh đối ứng ra sao? Thì bài viết dưới đây là giúp bạn hiểu rõ về các điều này.
Bảo lãnh đối ứng là gì?
Khái niệm về bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng được quy định theo thông tư số 07/2015/TT-NHNN định nghĩa như sau: “Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng”.
Hay được hiểu một cách đơn giản, bảo lãnh đối ứng chính là cam kết của ngân hàng trung gian chi trả cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.
Cam kết này xảy ra khi ngân hàng phát hành thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo bảo lãnh đối ứng, nếu hợp đồng bảo lãnh đối ứng có yêu cầu đối với khách hàng được bảo lãnh thì ngân hàng trung gian thanh toán tổng số tiền cộng thêm lãi suất cho bên bảo lãnh.
Trong đó:
- Bên bảo lãnh: Là bao gồm các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh
- Bên được bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân được bảo lãnh bởi bảo lãnh và bên bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng được xem như hình thức cung cấp bảo lãnh cho khoản nợ giữa 2 hay nhiều công ty liên quan nhằm đẩy việc thực hiện các cam kết hay lời hứa. Đây là việc giúp làm giảm rủi ro của người vay và tăng các thỏa thuận tốt hơn cho người đi vay.Mối quan hệ trong bảo lãnh đối ứng được hiểu là: Khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh mà khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng.
Mục đích của bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng đang là một hình thức bảo lãnh được thực hiện khá phổ biến tại các ngân hàng. Các tổ chức cá nhân tham gia bảo lãnh đối ứng vì các mục đích sau:
- Bảo lãnh đối ứng nhằm đảm bảo nghĩa vụ tài chính giữa các bên có liên quan.
- Giảm thiểu rủi ro không trả nợ của bên bảo lãnh và giảm rủi ro cho bên được bảo lãnh khi đối tác không thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trong hợp đồng.
- Bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng tài chính quốc tế giúp loại bỏ các rủi ro kinh tế và chính trị. Nếu như bên bảo lãnh đối ứng là các tổ chức tín dụng, ngân hàng có trụ sở nước ngoài thì các ngân hàng ở nước ngoài đó sẽ thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
- Bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng tài chính quốc tế giúp loại bỏ rủi ro thẩm quyền tài phán nước ngoài.
Quy trình hoạt động của bảo lãnh đối ứng
Cách thức hoạt động của quy trình hoạt động bảo lãnh đối ứng không quá phức tạp và được diễn ra trong một quy trình cụ thể như sau:
Đầu tiên, người có quyền của ngân hàng phát hành bảo lãnh (như giám đốc) và người thụ hưởng thực hiện ký kết hợp đồng mua bán. Nếu không thì giám đốc có thể lựa chọn một bảo lãnh ngân hàng có lợi cho bên thụ hưởng mà không cần sử dụng tới hình thức bảo lãnh nào.
- Tiếp đó, giám đốc sẽ hướng dẫn ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh đối ứng.
- Ngân hàng của bên hướng dẫn sẽ phát hành bảo lãnh đối ứng có lợi cho ngân hàng bảo lãnh. Như vậy sẽ giúp phát hành bảo lãnh ngân hàng phản kháng lại các khoản bồi thường đối ứng.
- Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành bảo lãnh có lợi cho người thụ hưởng.
Trong quá trình hoạt động của hình thức bảo lãnh đối ứng, các bạn cần phải biết thêm về các đối tượng tham gia bao gồm:
- Giám đốc ngân hàng: Bên đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng
- Ngân hàng hướng dẫn: Bên yêu cầu ngân hàng của người thụ hưởng phát hành bảo lãnh với khoản bồi thường đối ứng
- Ngân hàng bảo lãnh: Có nhiệm vụ bảo đảm số tiền bồi thường được thanh toán nếu tiền gốc bảo lãnh không đáp ứng được các điều khoản có trong hợp đồng
- Người thụ hưởng: Bên có lợi và thường là cho người bảo lãnh
Ưu điểm của bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng là một hình thức đem lại nhiều lợi ích, có thể kể đến một vài điều như:
- Bảo lãnh đối ứng loại bỏ nhiều rủi ro liên quan đến chính trị và kinh tế của đất nước: Hình thức bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng bảo lãnh phát hành. Trong khi đó, ngân hàng này được đặt tại một quốc gia không phải là người thụ hưởng nên sẽ đảm bảo được tính an toàn.
- Loại bỏ rủi ro thẩm quyền ở các quốc gia khác: Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài chính thương mại, phụ thuộc vào định hướng của người nộp đơn. Hình thức này không phải là một điều dàng gặp được để ngăn chặn các khoản thanh toán trong BLNH theo lệnh của tòa án tại địa phương. Và bằng cách bảo lãnh ngân hàng địa phương, người thụ hưởng sẽ loại bỏ được rủi ro tài phán ở các quốc gia khác
Quyền của bên bảo lãnh đối ứng là gì?
Quyền của bên bảo lãnh đối ứng là gì?
Khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh đối ứng, bên bảo lãnh đối ứng cũng sẽ có các quyền bao gồm:
- Từ chối hoặc đồng ý với đề nghị phát hành bảo lãnh.
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan về việc thẩm định bảo lãnh và tài sản đảm bảo.
- Yêu cầu doanh nghiệp có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.
- Kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian còn hiệu lực của bảo lãnh.
- Quyền thu phí bảo lãnh và điều chỉnh mức phí, lãi suất.
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu như bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Được quyền xử lý tài sản đảm bảo của bên được bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật.
- Không đồng ý trong việc thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng trong trường hợp cam kết bảo lãnh đã hết. hạn hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đạt tiêu chuẩn trong cam kết bảo lãnh.
Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng
Căn cứ trên Điểm b, Khoản 2, Điều 21 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về Bảo lãnh Ngân hàng quy định rõ nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng như sau:
Bên bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh trong vòng 5 ngày làm việc sau khi bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Tiếp đó, khi hoàn thành tất cả các nghĩa vụ trong hợp đồng, bên bảo lãnh gửi văn bản cùng hồ sơ theo thỏa thuận, yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng để bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc và còn thời gian hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng, bên bảo lãnh đối ứng (ngân hàng trung gian) nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng của bên bảo lãnh thì yêu cầu này được coi là hợp lệ.
Ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu sẽ là ngày ký nhận thư trong trường hợp bên bảo lãnh gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng qua hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng.
Bên bảo lãnh đối ứng cần thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đồng thời cần ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết trong vòng 5 ngày.
Nếu như bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết.
Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định nếu bên được bảo lãnh đối ứng đã hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và đã thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết.
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng
Bên bảo lãnh đối ứng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với các bên liên quan. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu nhận được yêu cầu phù hợp với các quy định đã cam kết trước đó.
- Trả lại toàn bộ tài sản đảm bảo (Nếu có) và các giấy tờ liên quan cho bên đảm bảo trong trường hợp không có thỏa thuận khác khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh.
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày làm việc phải nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh bề lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đồng thời phải có văn bản trả lời cho bên khiếu nại.
- Lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật đã ban hành.
- Hướng dẫn bên nhận bảo lãnh về việc kiểm tra và xác nhận cam kết bảo lãnh được phát hành.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng
Tại mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách bảo lãnh đối ứng khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng và giúp khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu, mục đích của mình. Tuy nhiên dù đưa ra chính sách bảo lãnh đối ứng không giống nhau nhưng các ngân hàng đều phải tuân thủ theo quy định chung do Ngân hàng Nhà Nước quy định như sau:
- Trong vòng 5 ngày, bên thực hiện bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ với bên được nhận bảo lãnh sau khi bên thực hiện bảo lãnh đã nhận được văn bản yêu cầu.
- Khi đã thực hiện nghĩa vụ xong, bên thực hiện bảo lãnh sẽ tiến hành gửi yêu cầu cho bên bảo lãnh đối ứng. Bên bảo lãnh đối ứng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như những gì mà mình đã cam kết trước đó.
- Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ chỉ được coi là hợp lệ nếu như trong thời gian còn hiệu lực của các cam kết.
Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng
Bảo lãnh đối ứng BIDV
Dựa trên các mục đích phòng trừ rủi ro và yêu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng BIDV đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng bằng hình thức phát hành cam kết bằng văn bản với một bên thứ ba do doanh nghiệp chỉ định (bên nhận bảo lãnh).
Theo đó ngân hàng BIDV cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh khi bên bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính cho bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh đối ứng tại ngân hàng BIDV, nhằm phòng trừ rủi ro khi bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết nghĩa vụ chi trả cho bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể là chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức/cá nhân khác mà doanh nghiệp muốn BIDV bảo lãnh.
Đối tượng bảo lãnh: Các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Hình thức phát hành bảo lãnh: Bảo lãnh giấy
Lợi ích mà bảo lãnh đối ứng BIDV mang lại:
- Giúp thực hiện yêu cầu của các doanh nghiệp khi cần có ngân hàng trung gian đứng ra bảo lãnh
- Giúp tăng độ tin cậy về tiềm lực tài chính của doanh nghiệp/tổ chức tài chính trước đối tác của mình khi bảo lãnh tại một ngân hàng lớn, có uy tín tại Việt Nam.
- Thông qua bảo lãnh đối ứng doanh nghiệp tăng khả năng vay vốn để thực hiện nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Bảo lãnh đối ứng VPBank
Tương tự với hình thức bảo lãnh đối ứng với các ngân hàng trên, ngân hàng VPBank cũng là một ngân hàng có quy mô và nguồn vốn lớn tại nước ta đủ tiềm lực tài chính để thực hiện bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh đối ứng tại VPBank là cam kết bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay cho doanh nghiệp.
Bảo lãnh đối ứng tại VPBank đem lại các lợi ích sau:
- Nâng độ tin tưởng của khách hàng khi được bảo lãnh tại một ngân hàng có uy tín và thương hiệu tại Việt Nam
- Có mức phí bảo lãnh cạnh tranh
- Khách hàng được nhận tư vấn miễn phí nhằm giúp doanh nghiệp có những phương án bảo lãnh tối ưu nhất
- Thủ tục nhanh chóng, đơn giản
- Điều kiện đăng ký áp dụng với tất cả doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài
Bảo lãnh đối ứng Sacombank
Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại Sacombank sẽ phát hành một loại bảo lãnh cho ngân hàng khác (bên bảo lãnh). Trong đó, doanh nghiệp yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên nhận bảo lãnh.
Các câu hỏi liên quan đến bảo lãnh đối ứng
Một số câu hỏi liên quan đến bảo lãnh đối ứng
Xin mẫu giấy bảo lãnh đối ứng?
Mỗi ngân hàng sẽ có một mẫu đơn khác nhau đối với đơn đề nghị bảo lãnh đối ứng. Vậy nên trước khi đến ngân hàng thực hiện bảo lãnh đối ứng bạn có thể lên mạng tìm hiểu và tải mẫu đơn về điền thông tin, hoặc đến trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng để hỏi về mẫu giấy bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh đối ứng ngân hàng là gì?
Bảo lãnh đối ứng ngân hàng là một hình thức bảo lãnh do ngân hàng cung cấp nhằm thực hiện các yêu cầu bảo lãnh của bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện đầy đủ các cam kết, nghĩa vụ chi trả tài chính thay cho bên được bảo lãnh.
Bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh là gì?
Bên nhận bảo lãnh là bên có giao kết hợp đồng với bên được bảo lãnh. Trong đó:
- Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh của bên bảo lãnh phát hành.
- Bên được bảo lãnh: là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh và bên bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng có nghĩa là gì?
Bảo lãnh dựa trên bảo lãnh đối ứng là hình thức bảo lãnh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh khi có nghi ngờ về sự lành mạnh về tài chính và khả năng thanh toán của các bên cần một bên thứ ba (các ngân hàng trung gian) đứng ra đảm bảo.
So sánh bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh
Bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thường bị nhầm với nhau, bởi chúng đều là các dịch vụ của ngân hàng tuy khá giống nhau nhưng hoàn toàn khác biệt. Vậy dưới đây là những điểm giống và khác nhau nhằm phân biệt giữa hai khái niệm này:
- Giống nhau: Đều là các hình thức bảo lãnh ngân hàng
- Khác nhau:
- Xác nhận bảo lãnh là lời hứa đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp Ngân hàng bảo lãnh không hoàn thành tất cả các nghĩa vụ và giao ước của mình đối với người bảo lãnh, thì ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện thay cho người bảo lãnh.
- Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng được xác lập giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ trả thay của bên bảo lãnh cho khách hàng của bên được bảo lãnh. Bảo lãnh đối ứng không có liên quan trực tiếp đến bên nhận bảo lãnh.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng gồm những gì?
Dựa vào những quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, trước khi yêu cầu bảo lãnh đối ứng, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Mẫu giấy đề nghị bảo lãnh đối ứng (Do ngân hàng cung cấp và có thể khác nhau tùy vào từng ngân hàng)
- Giấy tờ liên quan đến thông tin khách hàng
- Giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh
- Giấy tờ liên quan đến các biện pháp bảo đảm, nếu có
- Và các giấy tờ khác có liên quan.
Tặng!