Bảng giá chứng quyền là gì? Công thức tính giá chứng quyền chính xác nhất
Tặng!
Chứng quyền là một trong những kênh đầu tư rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để giao dịch chứng quyền, các nhà đầu tư cần phải cập nhật bảng chứng quyền thường xuyên để có thể nắm được thông tin liên quan. Vậy bảng giá chứng quyền là gì?
Bảng giá chứng quyền là gì?
Bảng giá chứng quyền là gì?
Bảng giá chứng quyền chính là nơi cập nhật đầy đủ thông tin về các mã chứng quyền có bảo đảm và giá hiện hành. Qua đó, nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin cần thiết để từ đó đánh giá được khoản đầu tư của bản thân và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Trong một bảng giá chứng quyền, các thành phần mà bạn cần quan tâm gồm:
- Mã chứng quyền
- Tổ chức phát hành
- Ngày đáo hạn chứng quyền
- Giá tham chiếu/ giá sàn/ giá trần
Các loại giá chứng quyền phổ biến
Chứng quyền có 3 mức giá và mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau, do đó bạn nên tham khảo tính toán mức giá nào hợp lý trước khi đầu tư.
- Giá sau niêm yết: Chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ có mức giá được xác định dựa theo cách tính của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trong một số trường hợp tổ chức phát hành sẽ thực hiện điều chỉnh giá hợp lý nếu cần thiết. Theo đó, khi phát hành lần đầu nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức giá này trên thị trường sơ cấp, tuy nhiên ở thị trường thứ cấp, rất hiếm khi bạn có thể sở hữu chứng quyền giá niêm yết, mà giá sẽ thay đổi theo nhu cầu và kỳ vọng của thị trường.
- Giá thanh toán chứng quyền khi đáo hạn: Đối với những chứng khoán cơ sở gắn với chứng quyền thì mức giá này được tính bằng bình quân giá của năm phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn.
- Giá thực hiện của chứng quyền: Đây chính là mức giá mà nhà đầu tư phải bỏ ra để mua chứng khoán cơ sở – xác định ở thời điểm mua chứng quyền và không thay đổi theo thời gian. Khi đáo hạn, nếu bạn chọn thực hiện quyền chứng quyền sẽ phải giao dịch với tổ chức phát hành đúng bằng mức giá xác định trước này dù giá trị chứng khoán cơ sở tăng hay giảm.
Khi đầu tư chứng quyền, đối với chứng quyền mua nhà đầu tư sẽ có lời khi giá chứng khoán cơ sở tăng hơn so với thời điểm phát hành chứng quyền và chứng quyền bán thì ngược lại. Lúc đó kết quả tính toán giữa Giá thanh toán và Giá thực hiện có sự thay đổi và lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được chính là khoản chênh lệch dương.
Công thức tính giá chứng quyền chính xác
Để tính giá chứng quyền, nhà đầu tư có thể thực hiện theo công thức sau:
Trong đó:
- Giá trị nội tại: Chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện. Trong trường hợp vị thế chứng quyền bán, nếu chứng quyền có giá trị nội tại<0 thì không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và ở vị thế chứng quyền mua thì ngược lại.
- Giá trị thời gian: Là chênh lệch giữa giá trị nội tại với giá chứng quyền trên thị trường. Giá trị này thường sẽ giảm theo thời gian và gần = 0 khi đến ngày đáo hạn.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về bảng giá chứng quyền cũng như công thức tính giá chứng quyền. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết đã mang đến cho bạn đọc quan tâm những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Tặng!