Blog chia sẻ kiến thức tài chính
All in chứng khoán – Trường phái đầu tư mạo hiểm

All in chứng khoán – Trường phái đầu tư mạo hiểm

Phạm Doãn Cương

Tặng!

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần tìm hiểu các thuật ngữ, các chỉ số của chứng khoán, qua đó xây dựng chiến lược phù hợp nhằm thu lợi nhuận tốt nhất. Trong đó, thuật ngữ All in trong chứng khoán cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến. Vậy All in trong chứng khoán là gì? Cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây nhé. All in trong chứng khoán là gì?

All in trong chứng khoán là gì

Mọi người thường truyền tai nhau rằng, để hạn chế rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán hãy chia nhỏ danh mục đầu tư. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều nhà đầu tư lại lựa chọn all in chứng khoán.

Đây là chiến lược đầu tư tập trung cao độ, trong một thời gian chỉ mua duy nhất một loại cổ phiếu hoặc chứng khoán. Có thể diễn giải triết lý này theo khía cạnh đầu tư là: “Khi bạn càng tạo ra nhiều lựa chọn, bạn càng dễ mắc sai lầm”. Nhà đầu tư sẽ “bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ” khi theo trường phái này và trông giỏ đó thật cẩn thận.

Có nên All in chứng khoán hay không?

Thực tế, dù chiến lược đầu tư nào cũng tiềm ẩn rủi ro, tuy nhiên so với việc bỏ toàn bộ số tiền mình có để all in chứng khoán thì nhà đầu tư có thể chia nhỏ danh mục đầu tư của mình, điều này sẽ giúp giảm thiểu được các rủi ro.

Trong thị trường chứng khoán, giữa các nhà đầu tư sẽ luôn tồn tại những kỳ vọng đối ngược nhau. Có người sẽ nghĩ thị trường lúc nào cũng sai, người khác lại cho rằng thị trường luôn đúng. Vậy nếu rủi ro thì làm thế nào, điều quan trọng mà nhà đầu tư cần làm là luôn chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Do đó, thông thường các nhà đầu tư theo trường phái all in là những người rất giàu kinh nghiệm, có nhiều năm chinh chiến trên thị trường chứng khoán, họ có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, cái nhìn tổng quan để nhìn nhận ra mã chứng khoán tiềm năng (đó là năng lực lựa chọn cổ phiếu) để có thể all in. Bên cạnh đó, có một yếu tố rất quan trọng chính là tâm lý kiên định, ưa thích mạo hiểm, không sợ rủi ro. Tuy nhiên, chẳng ai khẳng định họ sẽ luôn chiến thắng

Ví dụ: Tại Việt Nam có 1 Quỹ đầu tư mới thành lập được 2 năm nhưng cực kỳ trung thành với chiến lược all in, cụ thể vào năm 2016 họ chỉ đầu tư vào cổ phiếu MWG và năm 2017 họ lại đầu tư PNJ, kết quả là 2 năm đó họ thu về lợi nhuận quỹ cực kỳ tốt và tạo được sự uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, khi họ all in vào VPB vào năm 2018, đã khiến quỹ bị thua ngược dù từ đầu năm đã có thời điểm báo cáo lợi nhuận của họ đạt hơn 40%.

Qua đó có thể thấy rằng, không phải all in lúc nào cũng chính xác kể cả đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Xem thêm:

7 nguyên tắc đầu tư tài chính mà bạn nên biết
8 cuốn sách dạy về cổ phiếu chứng khoán nhà đầu tư nên đọc

Các phương pháp All in

Có thể mô tả các phương pháp của all in một cách ngắn gọn như sau:

  • Xác định thời điểm vào lệnh – Cái này như BO, ngắm xem trong vòng 30p hay 1h nữa BO đi hướng nào thì đặt lệnh hướng đó
  • Vào lệnh – All-in hết tài khoản
  • Đóng lệnh lời – Tài khoản sẽ dễ lên 10% – 15% do all-in hết tài khoản và chọn đúng hướng thì dù thị trường mới lên vài chục points. Và đóng lệnh lời khi thấy ăn vừa phải (tầm 15%).
  • Đóng lệnh lỗ –Khi giá vượt qua vùng hỗ trợ/kháng cự gần nhất thì đóng lệnh. Thông thường trong cùng nến 1h vào lệnh nhà đầu tư hay gồng lỗ và đóng lệnh ngay nếu qua nến mới mà giá vượt vùng hỗ trợ/kháng cự.

Theo đó, để xác định thời điểm vào lệnh, có thể dùng 2 cách sau:

  • Theo signal tin tưởng
  • Để ý thời điểm mở cửa thị trường, thấy giá đi như thế nào thì phóng theo để kiếm được lời chút chút.

Tuy nhiên, dù lựa chọn phong cách “all- in” hay đầu tư đa dạng thì vấn đề quan trọng nhất trong công việc đầu chính là vấn đề quản trị rủi ro là tư. Do đó, nhà đầu tư luôn cần chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 

Nhìn chung, all in chứng khoán không phải là chiến lược dành cho những kẻ yếu tim và chiến lược này không phải nhà đầu tư nào cũng lựa chọn. Do đó, điều quan trọng nhất chính là nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ càng, tìm đúng định hướng đầu tư phù hợp để có thể hạn chế được tối đa các rủi ro và thu về lợi nhuận như kỳ vọng