4 trường hợp khiến chứng khoán Mỹ tạm ngừng giao dịch
Tặng!
Thị trường chứng khoán Mỹ rất tiềm năng, sôi động và có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Do đó, lịch chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch hoặc tạm ngừng giao dịch trong những trường hợp nào được rất nhiều người quan tâm đến khi tham gia vào thị trường, để từ đó có những phương án giải quyết phù hợp và hạn chế được tối đa các rủi ro.
Lịch nghỉ giao dịch của thị trường chứng khoán Mỹ thường theo lịch nghỉ các những ngày lễ của nước Mỹ như ngày Quốc khánh, giáng sinh, ngày tết dương 1/1,…
Bên cạnh đó, trong những ngày giao dịch cũng sẽ có những trường hợp chứng khoán Mỹ phải tạm ngừng giao dịch. Đây là trạng thái ngừng giao dịch (trading halt) của 1 hoặc nhiều chứng khoán trên 1 sàn hoặc nhiều sàn giao dịch. Khi có một tin tức kinh doanh quan trọng tung ra thị trường, có những trục trặc kỹ thuật cần điều chỉnh hoặc các tình huống đặc biệt, hay vấn đề liên quan đến pháp luật thì việc tạm dừng giao dịch sẽ xảy ra. Cụ thể có 4 trường hợp như sauTạm ngừng giao dịch do tin tức (news halt)
Chắc chắn phải là những tin về các sự kiện có khả năng khiến giá một số cổ phiếu nhất định bị tác động mạnh mẽ, các tin tức này có thể do chính các doanh nghiệp liên quan đến cổ phiếu đó tung ra thì mới có thể khiến cho việc giao dịch bị tạm ngừng, ví dụ như công bố báo cáo kinh doanh, thay đổi cấu trúc doanh nghiệp/nhân sự, sự tác động từ pháp lý, Chính phủ trực tiếp hoặc liên quan đến doanh nghiệp,…
Việc tạm ngừng giao dịch trong trường hợp này là để giúp các nhà đầu tư trước khi ra quyết định sẽ có thêm thời gian nghiên cứu kỹ về tác động của tin tức. Theo đó, tùy vào lý do và thời điểm bắt đầu tạm ngưng, thời gian có thể ngừng từ 15 phút hoặc đến cuối ngày giao dịch.
Tạm ngừng giao dịch do biến động giá (volatility halt)
Trường hợp này xảy ra với từng loại cổ phiếu riêng lẻ, việc tạm dừng giao dịch này xảy ra khi giá giao dịch tăng hoặc giảm đột ngột, vượt quá biên độ chấp nhận (acceptable trading price range – ATPR) chỉ trong 15 giây. Biên độ này được tính dựa theo giá trung bình 5 phút giao dịch trước đó. Mỗi cổ phiếu đều có 1 mức ATPR khác nhau.
Tạm ngừng giao dịch do tuân thủ (compliance halt)
Trường hợp tạm ngưng này chỉ có các cơ quan có thẩm quyền về chứng khoán tại Mỹ, bao gồm Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính (FINRA) hoặc các sở giao dịch chứng khoán (NYSE, AMEX và NASDAQ) mới có quyền quyết.
Theo đó, khi gặp bất kỳ vấn đề không tuân thủ nào, như không nộp hồ sơ, gian lận, hủy niêm yết hoặc được yêu cầu bổ sung thông tin cổ phiếu của 1 công ty có thể bị buộc tạm ngừng giao dịch. Đây là những trường hợp tạm ngừng có thể dẫn đến thiệt hại của các cổ đông vì hàm ý hoặc cáo buộc gian lận trong các hoạt động kinh doanh của công ty đó.
Ngắt mạch tự động (trading curb/circuit breaker)
Việc tạm ngừng giao dịch này xảy ra với toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ khi so với giá chốt phiên giao dịch ngày trước đó thì các chỉ số tiêu chuẩn như S&P500 hay DJIA (Chỉ số Công nghiệp Trung Bình Dow Jones) sụt giảm dưới tỷ lệ % định trước.
Để ngăn chặn tình trạng bán tháo cổ phiếu làm sụp đổ thị trường như đã từng xảy ra ở sự kiện Ngày Thứ Hai đen tối 19/10/1987 (chỉ số Dow Jones giảm 22,6%) SEC đã ban hành quyết định ngắt mạch toàn thị trường.
Có ba mức định trước của các chỉ số tiêu chuẩn sẽ kích hoạt ngắt mạch tự động bao gồm:
- Mức 1: Lệnh tạm dừng sẽ xuất hiện trong vòng 15 phút khi chỉ số S&P 500 so với giá chốt phiên của ngày trước đó giảm 7%. Tuy nhiên, giao dịch sẽ không bị tạm dừng trong những trường hợp bị sụt giảm xảy ra sau 3h25 p.m ET.
- Mức 2: Theo đó, các giao dịch cũng bị tạm dừng trong vòng 15 phút khi chỉ số S&P 500 giảm 13% so với giá chốt phiên của ngày trước đó. Cũng như mức 1, nếu sự sụt giảm diễn ra sau 3h25 p.m ET thì các giao dịch cũng không bị ngắt mạch.
- Mức 3: Khi so với giá chốt phiên của ngày trước đó, chỉ số S&P 500 giảm tới 20%. Lệnh tạm dừng sẽ lập tức có hiệu lực trong toàn bộ thời gian giao dịch còn lại trong ngày và vào ngày hôm sau sẽ được tiếp tục giao dịch.
Trong lịch sử chứng khoán Mỹ, việc ngắt mạch này cực kỳ hy hữu, nó gắn liền với nỗi bất an cho tất cả thị trường và có thể khiến cho kinh tế bị suy thoái trên diện rộng. Từ khi ban hành cơ chế này, đến nay cơ chế mới chỉ được kích hoạt 1 lần do lo sợ trước khủng hoảng tài chính Châu Á “Tom yum kung” vào ngày 27/10/1997 và 4 lần liên tiếp vào ngày 9, 12, 16, 18/3/2020 trước những diễn biến nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
Ngoài 4 trường hợp trên, sự cố kỹ thuật ngày 8/7/2015 khiến cho sàn NYSE đóng băng gần 4h đồng và vụ khủng bố 11/9/2001 – Nỗi kinh hoàng của nước Mỹ, buộc trụ sở của NYSE phải đóng cửa sơ tán cũng là 2 tình huống bất khả kháng buộc các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải tạm ngừng giao dịch.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cụ thể về các trường hợp khiến cho việc giao dịch của thị trường chứng khoán Mỹ bị tham ngừng. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc quan tâm những kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Tặng!